Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Hiệu quả từ Các chương trình, chính sách dân tộc: Nâng cao đời sống của đồng bào DTTS

Trọng Bảo - 09:56, 28/09/2020

Thời gian qua, các chương trình, chính sách dân tộc đã từng bước giúp đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Lào Cai phát huy được tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế; thay đổi trong nếp nghĩ, cách làm, đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập. Nhằm đánh giá hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc cũng như công tác chuẩn bị của địa phương cho việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai Nông Đức Ngọc
Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai Nông Đức Ngọc

Các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào DTTS đã tác động như thế nào đến việc phát triển KT-XH của tỉnh, thưa ông?

Lào Cai là tỉnh có đông DTTS sinh sống (chiếm trên 66,3% dân số toàn tỉnh). Cùng với các chính sách của Trung ương, hằng năm tỉnh đều dành trên 70% ngân sách đầu tư vào vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), vùng đồng bào vùng DTTS. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS đã được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Hết năm 2019, thu nhập của người dân vùng nông thôn đạt 26 triệu đồng/người (năm 2019), tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 5 - 6%/năm.

Hiện 100% số xã trên địa bàn có đường ô tô đến trung tâm xã với 142/143 xã có đường kiên cố, gần 100% thôn bản có đường giao thông với 80% số thôn có đường bê tông; 100% các xã trên địa bàn tỉnh đều có trường, lớp học kiên cố; trên 80% diện tích đất ruộng nước đã chủ động được nước tưới tiêu; 100% số xã, 91,4% thôn có điện lưới quốc gia, 94,3% hộ gia đình có điện sinh hoạt, phục vụ sản xuất… 

Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ người DTTS được quan tâm, nhiều cán bộ người DTTS của tỉnh đã và đang giữ các chức vụ lãnh đạo ở Trung ương và lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Số cán bộ người DTTS chiếm trên 29% tổng số cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh, có 3/6 đại biểu Quốc hội là người DTTS (Mông, Giáy, Phù Lá)…

Ông có thể cho biết, trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Lào Cai còn những khó khăn, vướng mắc gì? Đề xuất, kiến nghị của địa phương?

Công tác dân tộc cũng như việc thực hiện các chính sách dân tộc tại tỉnh Lào Cai hiện còn gặp nhiều khó khăn như: Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân, đặc biệt là ở các vùng đồng bào DTTS sinh sống. 

Kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn, vùng cao chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển. Tỷ lệ hộ cận nghèo còn cao, tái nghèo còn nhiều; những vấn đề xã hội như: Xuất cảnh trái phép đi Trung Quốc làm thuê, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn xảy ra. Một số chính sách đầu tư dàn trải, chồng chéo; không có hướng dẫn cụ thể, khó khăn trong việc tham mưu triển khai thực hiện dẫn đến hiệu quả không cao… 

Để từng bước tháo gỡ những khó khăn này, tỉnh Lào Cai đề nghị Chính phủ tiếp tục ban hành chủ trương tăng cường nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, KT-XH có trọng tâm cho vùng đồng bào miền núi, vùng cao, vùng ĐBKK. Có chính sách đặc thù với khu vực biên giới nhằm phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an ninh trật tự, giải quyết việc làm… Tăng suất đầu tư từ hỗ trợ trực tiếp sang hình thức hỗ trợ đầu tư hoặc hình thức cho vay, hỗ trợ lãi suất nhằm nâng cao vai trò, tinh thần trách nhiệm, ý thức vươn lên của các đối tượng hưởng lợi; đồng thời nâng cao tính ổn định, bền vững, hiệu quả của các chính sách.

Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân xã Quang Kim, huyện Bát Xát
Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân xã Quang Kim, huyện Bát Xát

Thời gian tới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 sẽ được triển khai. Ông có thể cho biết, Lào Cai đã có sự chuẩn bị như thế nào để việc triển khai Đề án được thuận lợi và hiệu quả nhất?

Ngày 27/4/2020, Tỉnh ủy Lào Cai đã có Văn bản số 2645-CV/TU chỉ đạo về việc triển khai Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về công tác dân tộc, văn bản cũng đã chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh cụ thể hóa, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị gắn với Nghị quyết số 88/NQ/2019/QH14 của Quốc hội về Phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện, tình hình của tỉnh.

Hiện nay các đơn vị, địa phương đang tham gia vào dự thảo của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về công tác dân tộc, gắn với thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14.

Ban Dân tộc đã tổ chức họp, bàn đưa ra những ý kiến đóng góp vào bản dự thảo do Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và cũng đã quán triệt tới toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị về việc tham mưu triển khai thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về công tác dân tộc và Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.