Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Chính sách dân tộc: Điểm tựa để người dân thoát nghèo

Thúy Hồng - 16:54, 25/09/2020

Từ các Chương trình, chính sách như Nghị quyết 30a, Chương trình 135, Quyết định 102; Quyết định 1672... đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã được hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ vốn, khoa học - kỹ thuật (KH-KT), học nghề và phát triển nghề để vươn lên phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống.

Người dân bản Ðề Tâu, xã Mường Ðun, huyện Tủa Chùa (Điện Biên) chăm sóc gia cầm được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình 135. (Ảnh tư liệu)
Người dân bản Ðề Tâu, xã Mường Ðun, huyện Tủa Chùa (Điện Biên) chăm sóc gia cầm được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình 135. (Ảnh tư liệu)

“Trước đây, do gia đình ít đất sản xuất, cuộc sống rất khó khăn, thường thiếu ăn. Nay, nhờ được Nhà nước hỗ trợ trâu giống, tiền làm chuồng trại và được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, đàn trâu sinh sản, phát triển tốt, cuộc sống từng ngày được cải thiện, gia đình rất phấn khởi...”. Đó là chia sẻ của bà Lò Thị Lả ở bản Tọ Nọ, xã Ẳng Tở, huyện Mường Ảng (Điện Biên), một trong những hộ đồng bào dân tộc Thái đã được hỗ trợ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Mường Ảng là một trong những huyện nghèo theo tinh thần Nghị quyết 30a của Chính phủ. Những năm qua, việc thực hiện các chính sách đối với đồng bào DTTS được triển khai đã giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong giai đoạn 2014 - 2019, toàn huyện có hơn 2.000 hộ dân được hỗ trợ trâu, bò, dê; gần 1.000 hộ dân được hỗ trợ máy cày, bừa, máy xay xát, máy tuốt lúa, tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng; 467 hộ dân được hỗ trợ xây dựng công trình nước sinh hoạt; tạo việc làm mới cho trên 2.000 lao động...

Theo ông Cà Văn Lợi, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Mường Ảng, xác định việc thực hiện các chính sách dân tộc đối với đồng bào DTTS là điểm tựa để giúp người dân thoát nghèo, huyện luôn chú trọng triển khai hỗ trợ đúng đối tượng, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người dân. Do vậy, đời sống người dân từng bước nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm nhanh, từ 54,91% năm 2015 nay còn khoảng 30%.

Tại huyện Tủa Chùa, giai đoạn 2014 - 2019 đã có 11 xã, 1 thị trấn với 143 thôn bản, tổ dân phố được triển khai hỗ trợ đầu tư các chương trình, chính sách dân tộc. Theo đó, đã có 93,2 tỷ đồng được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; 10.433 lượt hộ DTTS được vay vốn các chương trình tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất; 2.436 lao động được đào tạo nghề, tập huấn kiến thức, kỹ năng vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm bình quân 4%/năm.

Không chỉ trên địa bàn huyện Mường Ảng và Tủa Chùa, mà 101/130 xã và 22 thôn, bản ĐBKK ở các huyện trong tỉnh Điện Biên đã có những khởi sắc nhờ được hỗ trợ từ các chương trình, chính sách, dự án, từ đó góp phần phát triển bộ mặt nông thôn, đời sống người dân được cải thiện.

Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016 - 2020, đã có 500 công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt được đầu tư xây dựng phục vụ cho gần 3.000 hộ dân; hỗ trợ cho người dân gần 5.000 con gia súc, gia cầm; 22 tấn cây lương thực; hỗ trợ xây dựng gần 100 mô hình trồng lúa, ngô, cây ăn quả và mở 30 lớp tập huấn về kiến thức, áp dụng KH-KT vào chăn nuôi với hàng nghìn lượt người tham gia… góp phần thay đổi hạ tầng nông thôn, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp phát triển kinh tế của người dân.

Tin cùng chuyên mục
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.