Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phát triển bền vững các dân tộc có khó khăn đặc thù

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Bảo tồn nét đặc trưng, độc đáo kiến trúc nhà rông của người Brâu (Bài 2)

Hoàng Thùy - 16:09, 27/11/2023

Brâu là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù của cả nước, với dân số là 525 người, sinh sống ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Hiện nay, với những chính sách hỗ trợ đặc thù của Đảng và Nhà nước, cuộc sống đồng bào Brâu đã và đang tiếp tục có nhiều thay đổi, khởi sắc. Nhiều nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Brâu được bảo tồn và phát huy. Điển hình như nhà rông, có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa và sinh hoạt cộng đồng của đồng bào, là biểu tượng cho sức mạnh của dân làng.

Nhà rông là nơi diễn ra các hoạt động quan trọng, lễ hội của dân tộc Brâu làng Đắk Mế
Nhà rông là nơi diễn ra các hoạt động quan trọng, các lễ hội của dân tộc Brâu làng Đắk Mế

Kiến trúc độc đáo

Nhà rông truyền thống của dân tộc Brâu nằm ngay đầu làng Đắk Mế,  tọa lạc trong khuôn viên rộng hàng nghìn mét vuông, hai bên còn có 2 ngôi nhà truyền thống. Nhà rông của dân tộc Brâu được làm bằng gỗ, thiết kế theo hình vuông. 

Nhà có 8 mái gồm cả mái chính và mái phụ lợp bằng ngói, chụm vào nhau hướng lên trên. Nóc hình tháp mang biểu tượng quả bầu có chạm khắc hình sừng trâu thể hiện sức mạnh. Phên vách làm theo kiểu hình thang. Nhà có 2 cửa chính ở hai bên hông. Bên trong nhà có lối đi chính chia không gian thành 2 phần. Tượng Bác Hồ được đặt trang trọng ở chính giữa ngôi nhà.

Với đồng bào Brâu, nhà rông là biểu tượng sức mạnh, đoàn kết và niềm tự hào của cả động đồng. Trong khuôn viên rộng hàng nghìn mét vuông, bên phải và bên trái của nhà rông còn có hai ngôi nhà truyền thống được thiết kế theo kiểu nhà ở, với chức năng dành cho các hoạt động cộng đồng, văn hóa truyền thống.

Mỗi khi cộng đồng dân tộc Brâu tổ chức lễ hội, nhà truyền thống bên trái là nơi phụ nữ nấu nướng, nhà truyền thống bên phải là nơi đàn ông chuẩn bị các lễ vật. Khi lễ vật, thức ăn đã chuẩn bị xong, phụ nữ dâng thức ăn theo cửa bên trái, đàn ông dâng lễn vật theo của bên phải vào nhà rông. Ở giữa nhà rông sẽ đốt đống lửa, dân làng ngồi hai bên cùng nhau thực hiện các nghi lễ.

Già Y Pan, già làng lâu năm của thôn Đắk Mế chia sẻ: Trước đây, làng của người Brâu được bố trí theo hình thức tổ chim đồng tâm, nhà rông ở giữa, các nhà dài nằm xung quanh, đầu nhà có cửa quay về hướng nhà rông. Cấu trúc ngôi làng của người Brâu bây giờ đã có ít nhiều thay đổi so với ngày xưa.

Ngôi nhà rông của dân tộc Brâu có kiến trúc độc đáo
Ngôi nhà rông của dân tộc Brâu có kiến trúc độc đáo

Già Y Pan cho biết, nhà rông là trung tâm sinh hoạt cộng đồng của cả làng nên được đặt ở vị tri trung tâm, trên nền đất cao, không gian thoáng đáng. Nhà rông là nơi có không gian linh thiêng, nơi quy tụ sức mạnh tâm linh. Tại nhà rông, làng thường tổ chức những nghi thức quan trọng như lễ phát rẫy, lễ trỉa lúa, lễ thu hoạch, mừng được mùa, mừng lúa vào kho…

Linh hồn của làng

Từ khi sinh sống ở làng Đắk Mế, người Brâu đã dựng nhà rông theo đúng thiết kế truyền thống xa xưa của cha ông. Trải qua bao biến cố, khi thì làng bị cháy thiêu rụi cả nhà rông, lần thì nhà rông xuống cấp không thể sử dụng, nhưng trong tâm thức của tất cả người dân trong làng chưa bao giờ nghĩ sẽ không dựng nhà rông nữa. Bởi với cộng đồng người Brâu, nhà rông mãi là linh hồn của làng.

Ngôi nhà rông hiện nay ở làng Đắk Mế là Nhà nước hỗ trợ sau khi nhà rông cũ xuống cấp bà con không thể sinh hoạt được nữa, nhằm đảm bảo cuộc sống sinh hoạt của người dân và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. 

Để thực hiện đúng kiến trúc truyền thống nhà rông của người Brâu, khi Nhà nước có chủ trương xây dựng nhà rông mới, cán bộ Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum và Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Đắk Mế đã sang tận Lào - nơi tổ tiên người Brâu sinh sống để khảo sát. Nhà rông bằng gỗ được dựng lên theo đúng thiết kế truyền thống của người Brâu. Đến nay, nhà rông không chỉ là nơi tổ chức các sự kiện quan trọng của làng mà còn là địa điểm diễn ra các lớp truyền dạy văn hóa, dệt thổ cẩm, cồng chiêng…

Khi thực hiện nghi lễ, bà con dân tộc Brâu ngồi hai bên bếp lửa làm lễ
Khi thực hiện nghi lễ, bà con dân tộc Brâu ngồi hai bên bếp lửa làm lễ

Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Đắk Mế Thao Lợi cho biết: Nhà rông của dân tộc Brâu có tên gọi Năm – Rôn. Trước khi dựng nhà già làng xem xét chọn vị trí trang trọng nhất làng để dựng. Nhà rông không chỉ là nơi hội tụ sinh hoạt cộng đồng, vui chơi giải trí mà còn đón tiếp khách quý, điều hành việc làng, tập trung lực lượng bảo vệ làng. Hiện nay, khuôn viên nhà rông được đổ bê tông sạch sẽ. 

Ngoài việc tổ chức lễ hội, các buổi họp quan trọng của thôn, nhà rông còn là điểm các nghệ nhân truyền dạy nghề truyền thống, nhạc cụ dân tộc cho thế hệ trẻ, nơi vui chơi của thanh thiếu niên. "Tập quán của dân tộc Brâu khi vào làng, nhà mới phải tổ chức cúng thần đất, thần núi, thần nước mong cho chỗ ở êm đẹp, lâu dài và có cuộc sống hạnh phúc đầm ấm", ông Thao Lợi chia sẻ thêm

Ngoài kiến trúc độc đáo của ngôi nhà rông, dân tộc Brâu ở làng Đắk Mế còn giữ gìn được nhiều giá trị văn hóa truyền thống như trang phục truyền thống, cồng chiêng, lễ hội…

Ông Nguyễn Chí Tường, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi cho biết: Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hiện nay đời sống của đồng bào Brâu đã có nhiều thay đổi tích cực, kinh tế phát triển, giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ, trong đó có nhà rông. 

Với những giá trị văn hóa đặc sắc còn gìn giữ của đồng bào Brâu, huyện Ngọc Hội cũng đã định hướng và xây dựng làng Đăk Mế trở thành làng du dịch cộng đồng. Nhằm giúp đồng bào Brâu có thêm nguồn thu nhập và đặc biệt là quảng bá những giá trị văn hóa độc đáo đó đến với du khách gần xa. 

Tin cùng chuyên mục
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.