Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mua máy tính học trực tuyến

Cát Tường (t/h) - 17:51, 05/10/2021

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính về việc hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị học tập phục vụ học trực tuyến.

Ảnh minh họa. Nguồn: INT
Ảnh minh họa. Nguồn: INT

Vừa qua, Bộ Tài chính có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn chủ trương cho phép bổ sung cơ chế để học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn được xem xét vay vốn ưu đãi từ gói tín dụng 7.500 tỷ đồng tại Nghị quyết số 68/NQ-CP để mua máy tính, thiết bị học tập phục vụ học trực tuyến.

Xét đề nghị của Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính và giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, báo cáo Chính phủ về việc bổ sung chính sách về gói tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị học tập phục vụ học trực tuyến.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 12/9, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cả nước có 1,5 triệu học sinh ở 26 tỉnh, thành đang phải học trực tuyến nhưng chưa có máy tính để học tập.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”, kêu gọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ để học sinh có thiết bị và Internet học online. Đây là chương trình đặc biệt trong một năm học đặc biệt, có ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc, thiết thực với hàng triệu học sinh, sinh viên, hàng triệu gia đình trên cả nước, giúp các em học tập hôm nay vì tương lai đất nước.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.