Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Hỗ trợ tối đa 7 tỷ đồng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản trường nghề ở huyện nghèo

Cát Tường - 22:28, 18/08/2022

Theo Thông tư 46/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính, mức chi sửa chữa, bảo dưỡng tài sản ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo tối đa bằng 30% vốn sự nghiệp thực hiện dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền và không quá 7 tỷ đồng/trường, cơ sở.

Hỗ trợ tối đa 7 tỷ đồng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản trường nghề ở huyện nghèo
Hỗ trợ tối đa 7 tỷ đồng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản trường nghề ở huyện nghèo

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Thông tư nêu rõ ngân sách Nhà nước (NSNN) chi hỗ trợ phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo. Theo đó, chi hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo.

Cụ thể, chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện đào tạo: Các cơ quan, đơn vị theo phân cấp của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương quyết định mua sắm phù hợp với danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu, chương trình đào tạo trong phạm vi dự toán được giao và theo quy định.

Bên cạnh đó, chi xây dựng mô hình bảo đảm chất lượng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với điều kiện của địa bàn tỉnh có huyện nghèo và áp dụng thử nghiệm tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8 và 9 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.

Chi phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, người dạy nghề: Nội dung và mức chi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này. Riêng đối với chi xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng tập huấn thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.

Theo Thông tư, NSNN chi nghiên cứu một số mô hình khởi nghiệp hiệu quả cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8 và 9 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.

Chi tổ chức các hoạt động Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp; các hoạt động định hướng nghề nghiệp học sinh, sinh viên khi tốt nghiệp; tự tạo việc làm; hội thảo, diễn đàn thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, kết nối nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp dành cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp; tổ chức cuộc thi, hội thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp và hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp của học sinh, sinh viên vào thực tiễn: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Điều 30 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Chi tổ chức cuộc thi khởi nghiệp dành cho học sinh, sinh viên: Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 126/2018/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025.

Chi phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Nội dung và mức chi hỗ trợ như sau:

Chi tổ chức tham quan, hướng nghiệp gắn kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với học sinh sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Chi thuê xe di chuyển theo giá thị trường tại địa phương và chứng từ chi tiêu hợp pháp; chi hỗ trợ tiền ăn trưa, nước uống 50.000 đồng/học sinh, sinh viên, người tham gia hoạt động;

Đồng thời chi đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp gồm: Đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 03 tháng; đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng.

Tin cùng chuyên mục
Tre, trúc không còn bị "bạc đãi" ở vùng đất Tây Nam bộ

Tre, trúc không còn bị "bạc đãi" ở vùng đất Tây Nam bộ

Các loại cây họ tre nứa rất dễ trồng, dễ chăm sóc với hàng chục giống tre, trúc khác nhau và chúng được trồng hầu như khắp các địa phương vùng Tây Nam bộ. Từ lâu, sản phẩm từ cây tre gắn bó với đời sống cư dân nơi này. Dù đang chịu cạnh tranh gay gắt với hàng hóa sản xuất bằng dây chuyền công nghệ, thay thế bằng những nguyên liệu công nghiệp nhưng không vì thế mà sản phẩm từ họ tre trúc “hết thời”.