Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Hoa ban nở rộ tô điểm vẻ đẹp phố phường Hà Nội

Tào Đạt - Quang Anh - 18:49, 27/02/2024

Mỗi dịp xuân về (thường bắt đầu từ tháng 2 kéo dài đến hết tháng 3), dọc các tuyến đường Hoàng Diệu, Bắc Sơn, Thanh Niên, Yên Phụ (Hà Nội) lại được nhuộm tím bởi hàng hoa ban đang nở rộ mang hương sắc của núi rừng Tây Bắc.

Hoa ban Tây Bắc được trồng ở Hà Nội từ những năm 1960 và từ đó đến nay, loài hoa này góp phần làm nên cảnh sắc tươi đẹp cho Thủ đô...

Cuối tháng 2, thời tiết Thủ đô Hà Nội se lạnh thi thoảng có chút nắng nhẹ cũng là thời điểm hoa ban nở rộ trên những cung đường.
Cuối tháng 2, thời tiết Thủ đô Hà Nội se lạnh thi thoảng có chút nắng nhẹ cũng là thời điểm hoa ban nở rộ trên những cung đường.
Một địa điểm không thể bỏ qua khi nhắc đến hoa ban ở Thủ đô đó chính là đoạn giao giữa phố Bắc Sơn và Hoàng Diệu. Những cánh hoa ban đã biến nơi đây trở thành một địa điểm chụp ảnh rất lý tưởng.
Một địa điểm không thể bỏ qua khi nhắc đến hoa ban ở Thủ đô đó chính là đoạn giao giữa phố Bắc Sơn và Hoàng Diệu. Những cánh hoa ban đã biến nơi đây trở thành một địa điểm chụp ảnh rất lý tưởng.
(Bài Ảnh) Sắc hoa ban rực rỡ tô điểm phố phường Hà Nội 3
Sắc màu hoa ban mang lại hơi thở của núi rừng Tây Bắc giúp các tuyến đường giữa lòng Thủ đô càng trở nên thơ mộng cuốn hút, đốn gục trái tim của nhiều người dân cũng như du khách khi đến Hà Nội.
Sắc màu hoa ban mang lại hơi thở của núi rừng Tây Bắc giúp các tuyến đường giữa lòng Thủ đô càng trở nên thơ mộng cuốn hút người dân cũng như du khách khi đến Hà Nội.
Loài hoa này bắt đầu nở vào đầu tháng 2 và nở rộ vào cuối tháng 2 kéo dài sang tháng 3 và lụi tàn khi tháng 4 về.
Hoa ban bắt đầu nở vào đầu tháng 2 nhưng nở rộ nhất là vào cuối tháng 2 và kéo dài sang tháng 3; rồi lụi tàn khi tháng 4 về.
Ban thuộc loài thân gỗ nhỏ, thuộc chi Bauhinia, có tên tiếng Anh là Camel’s foot (bàn chân lạc đà). Vào mùa đông cây trút lá, dồn nhựa vào thân để nuôi nụ, đợi xuân sang ấm áp. Vì vậy khi hoa nở, cây thưa lá.
Ban thuộc loài thân gỗ nhỏ, thuộc chi Bauhinia, có tên tiếng Anh là Camel’s foot (bàn chân lạc đà). Vào mùa đông cây trút lá, dồn nhựa vào thân để nuôi nụ, đợi xuân sang ấm áp. Vì vậy khi hoa nở, cây thưa lá.
Bông hoa ban có 5 cánh, thường có màu trắng sọc hồng, tím, phớt tím và hồng. Hoa ban ở Hà Nội là hoa có màu tím hoặc phớt tím. Hoa không có hương thơm nhưng nhị có vị ngọt, người dân tộc Thái có món ăn truyền thống là nộm hoa ban.
Bông hoa ban có 5 cánh, thường có màu trắng sọc hồng, tím, phớt tím và hồng. Hoa ban ở Hà Nội là hoa có màu tím hoặc phớt tím. Hoa không có hương thơm nhưng nhị có vị ngọt, do vậy mà dân tộc Thái có món ăn truyền thống là nộm hoa ban.
Theo quan điểm của người Thái vùng Tây Bắc hoa ban tím không chỉ tượng trưng cho tình yêu mà còn biểu tượng cho lòng hiếu thảo và biết ơn.
Theo quan điểm của người Thái vùng Tây Bắc hoa ban tím không chỉ tượng trưng cho tình yêu mà còn biểu tượng cho lòng hiếu thảo và biết ơn.
Ngoài Hoàng Diệu - Bắc Sơn ở Hà Nội có nhiều tuyến đường như Nguyễn Du, Điện Biên Phủ, Trần Duy Hưng, Trần Phú, Thanh niên… hoa ban được trồng khá nhiều mang đến cảnh sắc tươi đẹp trên những cung đường ở Thủ đô.
Ngoài đường Hoàng Diệu - Bắc Sơn ở Hà Nội có nhiều tuyến đường như Nguyễn Du, Điện Biên Phủ, Trần Duy Hưng, Trần Phú, Thanh Niên… hoa ban được trồng khá nhiều mang đến cảnh sắc tươi đẹp trên những cung đường ở Thủ đô.
Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.