Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Hòa Bình: Tận dụng tối đa nguồn lực, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Văn Hoa - 18:57, 20/12/2023

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hòa Bình đã tận dụng tối đa các nguồn lực, bằng các giải pháp quyết liệt, triển khai hiệu quả các nguồn vốn. Đến nay, nhiều công trình, dự án dân sinh đã được triển khai thực hiện, bước đầu đã phát huy hiệu quả, góp phần đưa vùng đồng bào DTTS và miền núi ở Hòa Bình khởi sắc.

Ông Hà Ngọc Tuấn, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình
Ông Hà Ngọc Tuấn, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình

Tận dụng tối đa nguồn lực

Giai đoạn 2021-2023, vốn đầu tư phát triển Chương trình MTQG 1719 tỉnh Hòa Bình có tổng kinh phí 726 tỷ 584 triệu đồng (nguồn vốn Trung ương (NVTW), là 635 tỷ 706 triệu đồng; nguồn vốn ngân sách địa phương (NVĐP) là 81 tỷ 134 triệu đồng). Trong đó, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2022, có tổng kinh phí 284 tỷ 279 triệu đồng; năm 2023 là 442 tỷ 305 triệu đồng.

Vốn sự nghiệp giai đoạn 2021-2023 có tổng kinh phí 601 tỷ 434 triệu đồng NVTW. Kế hoạch năm 2022, có kinh phí 149 tỷ 025 triệu đồng; kế hoạch năm 2023, kinh phí 452 tỷ 409 triệu đồng. Tổng nguồn vốn thực hiện lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu quốc gia: nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và các chương trình, dự án khác là 1 nghìn 567 tỷ 095 triệu đồng. Vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội tính đến 6 tháng năm 2023 là 16 tỷ 200 triệu đồng, ước đến hết năm 2023 đạt khoảng 30.000 triệu đồng. Vốn hỗ trợ ODA vào các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) 20 tỷ 500 triệu đồng.

Xác định việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG, nhất là Chương trình MTQG 1719 có ý nghĩa đặc biệt, giúp nâng cao đời sống của đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Hòa Bình đã tận dụng tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương nâng cao tính chủ động trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình theo quy định của Trung ương.

Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 38/2022/QĐ-UBND ngày 10/10/2022, quy định phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021-2025 nhằm sử dụng nguồn vốn tập trung, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị công tác dân tộc 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác dân tộc 6 tháng cuối năm 2023 nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG 1719
UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị công tác dân tộc 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác dân tộc 6 tháng cuối năm 2023 nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG 1719

Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG của tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2022, năm 2023 và phân công các thành viên Ban Chỉ đạo tham gia chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành phố tiến hành đánh giá thực trạng kinh tế xã hội, xây dựng nhu cầu đầu tư, hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719, giai đoạn 2021-2025 để xây dựng Đề án, kế hoạch chung của tỉnh.

Đối với việc huy động, lồng ghép nguồn lực thực hiện Chương trình, Hội đồng Nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 183/2022/NQ-HĐND ngày 20/10/2022 về Quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn các Chương trình MTQG, giữa các chương trình MTQG và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 184/2022/NQ HĐND ngày 20/10/2022 về Quy định cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. 

Nhằm xác định rõ mức vốn của từng chương trình, dự án đưa vào lồng ghép (nguồn vốn ngân sách hỗ trợ, vốn huy động, đóng góp khác; nguồn vốn tín dụng…), huy động tối đa nguồn vốn để thực hiện Chương trình và các chính sách tín dụng cho từng đối tượng, nội dung thuộc phạm vi đầu tư của Chương trình.

Diện mạo thôn, bản vùng DTTS có nhiều đổi khác

Nhờ tận dụng tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương nâng cao tính chủ động trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình, đến nay, diện mạo thôn, bản vùng DTTS có nhiều đổi thay rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân từng bước được nâng cao.

Điển hình tại địa bàn xã Nánh Nghê, huyện Đà Bắc là 1/32 xã ĐBKK được hỗ trợ nguồn vốn vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen trong giai đoạn 2018 - 2021 (hiện nay là Dự án “Hỗ trợ các xã ĐBKK thuộc Chương trình MTQG 1719, giai đoạn 2021-2030” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen).

Theo Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình, giao thông trên địa bàn xã Nánh Nghê rất khó khăn, nhất là đường giao thông liên thôn; trong đó có đoạn đường giao thông từ thôn Nghê đi thôn Lài, gần như bà con không đi lại được vào mùa mưa. Điều này đã gây cản trở rất nhiều trong phát triển sản xuất, giao thương hàng hóa nông sản của người dân. 

Trước thực tế này, Ban Dân tộc đã tham mưu cho tỉnh ưu tiên đầu tư mở rộng nhiều đoạn đường giao thông nông thôn tại thôn Lài, trong đó một số đoạn được đổ bê tông xi măng ,với tổng chiều dài 3,3 km, tổng mức đầu tư 5tỷ450 triệu đồng (bằng xuất đầu tư 5 năm/xã Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020). 

Con đường từ xóm Nghê đi xóm Lài, xã Nánh Nghê, huyện Đà Bắc trước kia người dân trong xóm đi lại rất khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nay đã được đầu tư mở rộng
Con đường từ xóm Nghê đi thôn Lài, xã Nánh Nghê, huyện Đà Bắc trước kia người dân trong xóm đi lại rất khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nay đã được đầu tư mở rộng

Hiện nay, công trình đang phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt của xóm, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân đi lại, phát triển kinh tế sản xuất, vận chuyển hàng hoá, từng bước góp phần đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững người dân thôn. Tính đến cuối giai đoạn thực hiện, năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo thôn giảm 40%, còn lại 60%”.

Tương tự, tại xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, nhờ sự quan tâm quyết liệt của của các cấp ủy, chính quyền trong triển khai thực hiện các Chương trình MTQG đã giúp đời sống đồng bào DTTS được nâng lên rõ rệt. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3,36% năm 2020 xuống còn 2,26% năm 2022; thu nhập bình quân đầu người đạt 53,75 triệu đồng; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm Y tế đạt 79%; các công trình đường giao thông, điện, nước, thủy lợi, trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc ngày càng khang trang…

Theo ông Hà Ngọc Tuấn, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình, trong năm 2021, 2022 và 10 tháng đầu năm 2023, bằng nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719 và các nguồn vốn khác, toàn tỉnh đã có 08/59 xã ĐBKK được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đồng thời thoát khỏi diện ĐBKK (hiện nay trên địa bàn tỉnh còn lại 51 xã ĐBKK). 

Đối với mục tiêu về giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm của vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao là từ 2,5-3,0%. Kết quả thực hiện tỷ lệ giảm nghèo vùng DTTS trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2021-2023 là 2,93%, tỷ lệ hộ nghèo các xã ĐBKK giảm bình quân 6,39%/năm.

Diện mạo xã Pà Cò, huyện Mai Châu đang có nhiều đổi thay nhờ thực hiện hiệu quả nguồn lực từ các Chương trình MTQG
Diện mạo xã Pà Cò, huyện Mai Châu đang có nhiều đổi thay nhờ nguồn lực đầu từ các chương trình MTQG

Ông Hà Ngọc Tuấn cho biết,  trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các dự án, chính sách thuộc Chương trình vẫn đặt ra không ít thách thức trong công tác quản lý, điều hành, song tiếp nối những kết quả quan trọng, ấn tượng đã đạt được trong các năm từ 2021 đến 2023, địa phương đang quyết tâm đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng các công trình, dự án nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và bảo đảm an sinh xã hội.


Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.