Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Văn Hoa - 09:01, 15/10/2023

Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.

Bằng sự quyết tâm của các cấp ủy, chính quyền, sự đồng lòng của Nhân dân, các Dự án được đầu tư và thực hiện, đã góp phần chung hoàn thiện đề án cứng hoá đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đồng thời góp phần cải thiện đời sống của nhân dân vùng đồng bào DTTS, vùng ĐBKK, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, góp phần giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội.

Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA

Dự án “Hỗ trợ các xã ĐBKK thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen, với tổng kinh phí được Chính phủ Ailen tài trợ là 12 triệu EUR, khoảng 288 tỷ VNĐ cho 5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn là Hoà Bình, Hà Giang, Quảng Trị, Kon Tum và Trà Vinh giai đoạn 2017-2020, và được kéo dài thực hiện đến năm 2021, với mục tiêu là hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 kéo dài thực hiện đến năm 2021.

Các công trình đang phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần thay đổi bộ mặt thôn, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân đi lại, phát triển kinh tế sản xuất
Các công trình đang phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần thay đổi bộ mặt thôn, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân

Trong giai đoạn thực hiện dự án 2018 - 2021, tổng kinh phí tỉnh Hoà Bình được trung ương phân bổ là 79 tỷ 300 triệu đồng, tỉnh Hòa Bình đã huy động thêm nguồn Nhân dân đóng góp là 3 tỷ 330 triệu đồng. Địa phương đã thực hiện đầu tư xây dựng 71 công trình (bao gồm 68 công trình giao thông; 2 công trình kênh mương và 1 công trình trường học) trên địa bàn 32 xã ĐBKK của 6 huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi, Yên Thuỷ và Mai Châu, với tổng mức đầu tư được thực hiện là 82 tỷ 630 triệu đồng.

Kết quả đến nay, các công trình đã xây dựng hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 71/71 công trình, giá trị giải ngân đạt trên 99% kế hoạch, hiện nay các công trình đã được duyệt quyết toán vốn và đang phát huy hiệu quả sử dụng.

Theo bà Đinh Thị Thảo, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình, trong giai đoạn thực hiện dự án 2018 - 2021, Ban Dân tộc đã tham mưu cho tỉnh chỉ đạo, chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực giao thông phục vụ phục vụ nhu cầu đi lại dân sinh, phát triển sản xuất và vận chuyển hàng hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của bà con Nhân dân; góp phần đạt được mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh ở địa phương.

Cứng hóa đường từ xóm Mới đi Nà Sịn, xã Đồng Chum, huyện Đà Bắc
Cứng hóa đường từ xóm Mới đi Nà Sịn, xã Đồng Chum, huyện Đà Bắc

Dự án thực hiện đầu tư hoàn thành cứng hóa khoảng 40km đường bê tông xi măng và mở mới 1,6 km đường đất, đáp ứng tiêu chuẩn nông thôn mới cho các xóm, xã vùng ĐBKK trên địa bàn 32 xã thuộc 6 huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi, Yên Thuỷ và Mai Châu.

Cộng đồng hưởng lợi

Dự án được đầu tư và thực hiện, đã góp phần chung hoàn thiện đề án cứng hoá đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh, đồng thời cải thiện điều kiện đi lại, giảm bớt chi phí vận chuyển hàng hóa của Nhân dân, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi vùng ĐBKK tỉnh Hòa Bình.

Điển hình tại địa bàn xã Nánh nghê, huyện Đà Bắc là 1/32 xã ĐBKK được hỗ trợ nguồn vốn trong giai đoạn 2018-2021. Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu cho tỉnh ưu tiên đầu tư thôn Lài, xã Nánh Nghê, huyện Đà Bắc là 1/36 thôn bản ĐBKK nhất tỉnh, với tỷ lệ hộ nghèo bình quân thôn đầu giai đoạn thực hiện dự án là 100% đường giao thông đến thôn, nội thôn đầu giai đoạn 100% đường đất. 

Qua 4 năm thụ hưởng nguồn vốn, dự án đã đầu tư hoàn thiện 100% đường giao thông thôn được cứng hoá bê tông xi măng, tổng chiều dài 3,3 km, tổng mức đầu tư 5.450 triệu đồng (bằng xuất đầu tư 5 năm/xã Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020).

Cứng hoá đường nội xóm Cối Cáo (đoạn nối tiếp từ đường bê tông cũ đến hết đường bê tông được đầu tư năm 2020), xã Tự Do, huyện Lạc Sơn
Cứng hoá đường nội xóm Cối Cáo (đoạn nối tiếp từ đường bê tông cũ đến hết đường bê tông được đầu tư năm 2020), xã Tự Do, huyện Lạc Sơn

Hiện nay công trình đang phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần thay đổi bộ mặt thôn, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân đi lại, phát triển kinh tế sản xuất, vận chuyển hàng hoá, từng bước góp phần đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững. Tính đến cuối giai đoạn thực hiện, năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo thôn giảm 40%, còn lại 60%”.

Theo bà Đinh Thị Thảo, nguồn vốn đầu tư ưu tiên tập trung 100% trên địa bàn các xã ĐBKK có tỷ lệ hộ nghèo cao được ưu tiên lựa chọn để đầu tư, vì vậy có tác động rất lớn đến cộng đồng hưởng lợi nơi thực hiện dự án. Trong cả giai đoạn thực hiện trên địa bàn 32 xã ĐBKK của 6 huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi, Yên Thuỷ và Mai Châu, với tổng số hộ dân được hưởng lợi dự án vào khoảng 11.260 hộ, với 49.547 khẩu (trong đó người hưởng lợi là nam: 26.216 người; người hưởng lợi là nữ: 23.331 người).

Dự án tạo ra khoảng gần 50.632 ngày công lao động cho người dân tại các vùng thực hiện dự án, giá trị quy đổi ước tính khoảng gần 10 tỷ 126 triệu đồng. Ngoài ra, Nhân dân vùng dự án đã tích cực đóng góp ngày công lao động, tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để thực hiện các dự án, giá trị quy đổi thành tiền khoảng 3 tỷ 330 triệu đồng. Dự án tạo điều kiện cho người dân được tham gia hầu hết quá trình đầu tư, từ việc tham gia lựa chọn danh mục công trình, dự án đến việc tham gia giám sát và thực hiện đầu tư, trực tiếp quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình.

Nhân dân vùng dự án đã tích cực đóng góp ngày công lao động, tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để thực hiện các dự án, giá trị quy đổi thành tiền khoảng 3 tỷ 330 triệu đồng
Nhân dân vùng dự án đã tích cực đóng góp ngày công lao động, tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để thực hiện các dự án, giá trị quy đổi thành tiền khoảng 3 tỷ 330 triệu đồng

Có thể thấy rằng, các công trình hạ tầng thuộc dự án được đầu tư đều tập chung ở địa bàn các xã, thôn, bản ĐBKK, tạo được việc làm công cho lao động địa phương, tăng thêm thu nhập, đạt được mục tiêu dân có công trình, có việc làm. Các công trình sau khi xây dựng hoàn thành đã giúp cho bà con nhân dân vùng thực hiện dự án thuận tiện trong giao thông đi lại, vận chuyển hàng hóa, phát triển sản xuất... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, từng bước giảm nghèo bền vững, đảo đảm an sinh xã hội, tạo được niềm tin tưởng của nhân dân vào sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: 247 học viên tham gia lớp đào tạo tiếng Khmer năm 2024

Sóc Trăng: 247 học viên tham gia lớp đào tạo tiếng Khmer năm 2024

Sáng 10/10, tại Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Huỳnh Cương, Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo tiếng Khmer cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai giảng các lớp đào tạo tiếng Khmer năm 2024. Tham sự kiện có: ông Võ Chí Công, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện các ban, ngành của tỉnh Sóc Trăng; các thầy cô và học viên là cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.