Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sản phẩm - Thị trường

Hội chợ Thương mại miền Tây Thanh Hóa với hơn 200 gian hàng quảng bá sản phẩm

Quỳnh Trâm - 11:14, 13/09/2022

Tối 12/9, tại huyện Như Thanh, UBND tỉnh Thanh Hóa đã khai mạc Hội chợ Thương mại miền Tây Thanh Hóa năm 2022.

Các đại biểu cắt băng Khai mạc Hội chợ
Các đại biểu cắt băng Khai mạc Hội chợ

Hội chợ lần này được tổ chức với hơn 200 gian của các địa phương, các hiệp hội, làng nghề, doanh nghiệp tiêu biểu trong tỉnh và các tỉnh bạn, như: Ninh Bình, Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La…

Đặc biệt, Hội chợ Thương mại miền Tây Thanh Hóa năm 2022 được quy tụ từ các gian hàng của 11 huyện miền núi, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Với các sản phẩm được trưng bày, giới thiệu chủ yếu là sản phẩm nông sản, lâm sản, đặc sản của miền núi, thực phẩm chế biến, thủy hải sản, đồ uống gia vị; hàng dệt may, phụ kiện thời trang, sản phẩm giày da, mỹ phẩm… Các sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống như chế tác kim hoàn, vàng bạc, đá quý, đất nung, tre nứa, gỗ, lá, đay, cói, dừa, vải lụa, giấy; đồ điện, thiết bị điện, máy tính và linh kiện điện tử; sản phẩm viễn thông; đồ gia dụng...

Đặc biệt, thông qua Hội chợ Thương mại miền Tây Thanh Hóa lần này, các huyện miền núi Thanh Hóa sẽ tạo được cầu nối giao lưu giữa các nhà sản xuất với người tiêu dùng, nhằm thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển. Đặc biệt, kêu gọi các doanh nghiệp ở trong và ngoài tỉnh đầu tư, đưa khoa học công nghệ tiên tiến ứng dụng sản xuất, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp vào địa bàn các huyện miền núi trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi phát biểu tại Lễ khai mạc Hội chợ
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi phát biểu tại Lễ khai mạc Hội chợ

Phát biểu tại Lễ khai mạc Hội chợ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi nhấn mạnh: Hội chợ Thương mại miền Tây Thanh Hóa năm 2022 là cơ hội tốt để các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường, qua đó mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn”; tạo cơ hội cho Nhân dân khu vực miền núi Thanh Hóa mua sắm các hàng hóa sản xuất trong nước, trong tỉnh với chất lượng bảo đảm, giá cả hợp lý và nhiều ưu đãi, tạo không khí mua sắm sau thời gian dài trầm lắng do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Hội chợ cũng là dịp để tỉnh Thanh Hóa quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu, có thế mạnh của tỉnh. Đồng thời, mở rộng giao lưu, liên kết, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ cùng phát triển giữa các ngành, đơn vị, địa phương trong và ngoài tỉnh, qua đó góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Một số hình ảnh tại Hội chợ

Các đại biểu tham gian hàng tại Hội chợ
Các đại biểu tham gian hàng tại Hội chợ
Các đại biểu tham gian hàng huyện Quan Sơn tại Hội chợ
Các đại biểu tham gian hàng huyện Quan Sơn tại Hội chợ
Gian hàng huyện Như Thanh tại Hội chợ
Gian hàng huyện Như Thanh tại Hội chợ
Gian hàng huyện Mường Lát tại Hội chợ
Gian hàng huyện Mường Lát tại Hội chợ
Gian hàng huyện Ngọc Lặc tại Hội chợ
Gian hàng huyện Ngọc Lặc tại Hội chợ
Tin cùng chuyên mục
Quản Bạ (Hà Giang): Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa trong vùng đồng bào DTTS

Quản Bạ (Hà Giang): Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa trong vùng đồng bào DTTS

Những năm gần đây, huyện Quản Bạ trở thành điểm sáng của tỉnh Hà Giang trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm. Điều này đã giúp địa phương có sự chuyển mình rõ nét trong việc thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn.