Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Thực hiện hiệu quả cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Văn Hoa - Hương Diệp - 19:11, 22/04/2022

Ngày 22/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tổ chức Hội thảo “Kết nối cung - cầu: Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện hiệu quả cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có các đại biểu là thành viên Hội đồng tư vấn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh, mặc dù phải đối mặt với tác động từ dịch Covid-19, nhưng dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, tạo điều kiện của Nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các bộ, ngành và địa phương, năm 2021, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động các cấp đã bám sát Chỉ thị số 03, triển khai thực hiện đồng bộ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

“Có được các kết quả trên, là nhờ các bộ, ngành đã chủ động tham mưu, đề xuất Chính phủ nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ổn định và phát triển, cũng như triển khai nhiều hoạt động rất thiết thực, hiệu quả để hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng an toàn, linh hoạt trước đại dịch”, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động Trương Thị Ngọc Ánh thăm quan gian hàng tại Hội thảo
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động Trương Thị Ngọc Ánh thăm quan gian hàng tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các chuyên gia, bộ, ngành, các doanh nghiệp, nhà phân phối đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến, đề xuất và đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; hỗ trợ thương nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã… tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt là qua kênh thương mại điện tử; giải pháp phối hợp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước làm sao đưa hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến với người tiêu dùng ngày càng nhiều hơn, các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc sử dụng tối đa các nguyên vật liệu đầu vào trong nước phục vụ sản xuất, kinh doanh… đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đồng thời đề xuất việc tổ chức các phiên tư vấn về các thị trường, khu vực thị trường xuất khẩu, mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận thông tin kịp thời. Bên cạnh đó, tổ chức các hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm theo từng khu vực, theo nhóm ngành hàng (trực tiếp kết hợp trực tuyến); quảng bá chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể trên các kênh truyền thông trong nước và quốc tế…

Ghi nhận những ý kiến đóng góp tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh khẳng định, những chia sẻ, kiến nghị tâm huyết là cơ sở quan trọng, giúp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động lưu thông, kết nối tiêu thụ hàng hóa tại thị trường trong nước và xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định và phát triển.

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh đề nghị, các ban, đơn vị liên quan của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nghiêm túc tiếp thu, hoàn thành báo cáo, tài liệu, làm căn cứ để đề xuất những giải pháp giúp thực hiện Cuộc vận động trong thời gian tới hiệu quả hơn, để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngày càng đi vào chiều sâu, cũng là góp phần khẳng định các thương hiệu hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong xu thế hội nhập ngày càng sâu hơn.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.