Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Hội đồng Dân tộc Quốc hội - Ủy ban Dân tộc: Hiệu quả thiết thực từ công tác phối hợp

Thuý Hồng - 15:04, 03/05/2022

Để các chương trình, chính sách dân tộc được ban hành và triển khai hiệu quả, những năm qua, Ủy ban Dân tộc đã tăng cường phối hợp với nhiều bộ, ngành chức năng. Trong đó, đặc biệt là sự phối hợp sát sao, hiệu quả của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trong việc xây dựng, giám sát thực hiện chính sách dân tộc....

Chủ tịch HĐDT Y Thanh Hà Niê Kđăm và Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa hai cơ quan giai đoạn 2022 - 2026.
Chủ tịch HĐDT Y Thanh Hà Niê Kđăm và Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa hai cơ quan giai đoạn 2022 - 2026.

Công tác phối hợp ngày càng đi vào quy mô và chiều sâu

Ngày 12/8/2016, Ủy ban Dân tộc và Hội đồng Dân tộc đã thống nhất xây dựng, ký kết và ban hành Quy chế số 01 tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan làm công tác dân tộc của Quốc hội với cơ quan làm công tác dân tộc của Chính phủ.

Trên cơ sở đó, hai bên đã phối hợp triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng chính sách, pháp luật; Hoạt động giám sát, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc; Hoạt động thẩm tra, đánh giá, triển khai chính sách dân tộc; Công tác bồi dưỡng cán bộ, trao đổi, cung cấp thông tin…

Cụ thể, giai đoạn 2016 - 2021, Ủy ban Dân tộc đã chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc và các bộ, ngành nghiên cứu xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ 38 đề án, chính sách đối với vùng DTTS&MN (được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành 27 đề án, chính sách); Nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Dân tộc; Dự án Luật Dân tộc đã được Chính phủ đề nghị đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII…

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết: Từ việc theo dõi, giám sát, đánh giá chính sách dân tộc, Hội đồng Dân tộc đã đề xuất Quốc hội, yêu cầu Chính phủ báo cáo kết quả 03 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2016 - 2018.

Qua báo cáo thẩm tra, Hội đồng Dân tộc đề nghị Quốc hội ban hành nghị quyết về chính sách dân tộc như một Chương trình mục tiêu quốc gia mang tính tổng thể, toàn diện, lâu dài để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN. Qua đó, Chính phủ đã giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 trình Quốc hội.

Chủ tịch HĐDT Y Thanh Hà Niê Kđăm tặng quà lưu niệm cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh tại Hội nghị tổng kết Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2016 - 2021 và ký kết Quy chế phối hợp giai đoạn 2022 – 2026.
Chủ tịch HĐDT Y Thanh Hà Niê Kđăm tặng quà lưu niệm cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh tại Hội nghị tổng kết Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2016 - 2021 và ký kết Quy chế phối hợp giai đoạn 2022 – 2026.

Mốc son lịch sử từ sự đoàn kết, nhất trí

Sau 5 năm triển khai thực hiện Quy chế phối hợp giữa hai cơ quan đã đạt được kết quả thiết thực. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN; an ninh chính trị được giữ vững, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường.

Năm 2020, trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19, nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đã chủ động, tạo điều kiện để Chính phủ hoàn thành hồ sơ, thủ tục trình Quốc hội quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, thực hiện từ năm 2021 đến năm 2030.

Đây là một quyết định có ý nghĩa lịch sử, chính trị xã hội và nhân văn sâu sắc, lần đầu tiên Quốc hội ban hành nghị quyết riêng về lĩnh vực dân tộc, cũng là lần đầu tiên Hội đồng Dân tộc thực hiện nhiệm vụ chủ trì thẩm tra Đề án và Chương trình MTQG. Đây là dấu ấn nổi bật nhất của quá trình phối hợp giữa hai cơ quan làm công tác dân tộc.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh: “Các báo cáo đề xuất đề án chính sách của Chính phủ do Ủy ban Dân tộc tham mưu đã được Hội đồng Dân tộc thẩm định, báo cáo trình bày tại các phiên họp của Quốc hội. Qua đó, Quốc hội đã ban hành các nghị quyết quan trọng như: Nghị quyết số 74/2018/QH14 giao Chính phủ xây dựng Đề án Tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, trình Quốc hội xem xét, Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG…”.

Sự phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc - Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách dân tộc. 
Sự phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc - Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách dân tộc. 

Những kết quả đạt được của hai cơ quan làm công tác dân tộc là sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, đồng bộ và tâm huyết, trách nhiệm, thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, công tác dân tộc.

Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, giai đoạn 2022 - 2026, Ủy ban Dân tộc và Hội đồng Dân tộc tiếp tục ký kết quy chế phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nội dung, phạm vi liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc vùng đồng bào DTTS&MN. Thường xuyên phối hợp rà soát, đánh giá hiệu lực, hiệu quả, tính khả thi của hệ thống chính sách dân tộc, đặc biệt là việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030…

Tin cùng chuyên mục
Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Cách đây 3 năm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU, ngày 17/5/2021 về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 06). Với nguồn lực được ưu tiên, nhiều cách làm sáng tạo, việc triển khai Nghị quyết 06 đã tạo sức bật cho những địa bàn khó khăn của tỉnh, nhất là trong xây dựng nông thôn mới.