Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Hội hoa chuối của người Xa Phó

Nguyệt Anh (T/h) - 16:54, 27/04/2022

Hội hoa chuối được người Xa Phó tổ chức tại một gia đình, nhóm gia đình hay cả thôn bản. Ngày hội nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia súc, gia cầm phát triển, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Thiếu nữ Xá Phó (Lào Cai)
Thiếu nữ Xá Phó (Lào Cai)

 Hằng năm, vào ngày 9/9 âm lịch, người Xa Phó (còn gọi là dân tộc Phù Lá) tại tỉnh Lào Cai lại tổ chức Hội hoa chuối, một lễ hội đầm đà bản sắc dân tộc. Trong ngày này, nhiều hoạt động được diễn ra.

Xôi ngũ sắc được đồng bào chuẩn bị trong Hội hoa chuối
Xôi ngũ sắc được đồng bào chuẩn bị trong Hội hoa chuối

Để chuẩn bị cho ngày hội, trước đó các gia đình sẽ mang lễ vật gồm: Gạo nếp, gà, rượu, 3 con chim nướng, mắm cá ủ chua, muối ớt… đến góp cho gia đình chủ hội. Những lễ vật này được chế biến tại nhà chủ hội để làm đồ cũng lễ. Khi các món ăn đã chế biến xong, chủ nhà bày tất cả lên một chiếc mâm đan bằng mây và đem đặt thành từng dãy theo thứ tự trên khu đất đầu làng nơi tổ chức hội. 

Trước khi chủ hội hành lễ, các gia đình thắp hương tại mâm lễ của mình và cầu khấn với thần linh và những người đã khuất chứng kiến tấm lòng của gia chủ.  Khi hương tàn, chủ hội vái lạy rồi xin phép hóa vàng và ra hiệu cho các gia đình hạ lễ. Các món ăn được chia làm 2 mâm, mâm dành riêng cho đàn ông, những người họ hàng, khách mời là đàn ông và một mâm phụ nữ.

Em bé Phù Lá và hoa chuối rừng
Em bé Phù Lá và hoa chuối rừng

Khi đã ăn uống no say, chủ hội và một số nam thanh niên thực hiện nghi lễ trồng cây chuối trong khu vực hành lễ. Người ta dựng một cây chuối rừng, sau đó cắm vào xung quanh cây chuối các loại hoa rừng, có cả hoa chuối đỏ biểu thị cho sự may mắn. 

Khi nghi lễ trồng cây chuối đã hoàn tất, mọi người trong bản, già, trẻ hay từng đôi thanh niên nam, nữ thực hiện các nghi lễ múa cầu mùa, diễn tả động tác cày, bừa, cấy, hái, gặt lúa, săn bắn… dâng cúng cơm mới và các đặc sản: Cá suối sấy khô, thịt chuột sấy khô, thịt chim rừng, khoai sọ...

Có rất nhiều hoạt động vui nhộn diễn ra trong ngày Hội hoa chuối, nhưng độc đáo nhất là các điệu múa truyền thống diễn tả khung cảnh tăng gia sản xuất và đời sống sinh hoạt hằng ngày được bà con mang đến lễ hội. Điệu múa truyền thống đó không chỉ làm tăng thêm không khí vui tươi ngày hội mà còn diễn tả được mong muốn có được một cuộc sống an vui, no ấm, nhà nhà hạnh phúc.

Một điệu múa truyền thống trong Hội hoa chuối (Ảnh TL)
Một điệu múa truyền thống trong Hội hoa chuối (Ảnh TL)

Đặc biệt hơn, trong ngày hội hoa chuối, các gia đình Xa Phó kiêng không cho ai mang bất cứ thứ gì ra khỏi nhà. Những gia đình ở làng khác chưa tổ chức Hội hoa chuối không được mời đến tham dự.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.