Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Nâng cao năng lực cho cán bộ, hội viên phụ nữ cơ sở

Văn Hoa - 14:24, 05/09/2024

Triển khai thực hiện Dự án 8 về Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Văn Lãng đã tổ chức hội thi “Chi hội trưởng phụ nữ giỏi” nhằm giúp chị em phụ nữ trao đổi kinh nghiệm, rèn kỹ năng, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực, chất lượng cho đội ngũ cán bộ hội cơ sở.

Hội thi là dịp để các hội viên phụ nữ cơ sở có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động
Hội thi là dịp để các hội viên phụ nữ cơ sở có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động

Cơ hội giao lưu, học hỏi

Hội thi Chi hội trưởng phụ nữ giỏi năm 2024 huyện Văn Lãng được chia thành 4 cụm tổ chức, gồm: Cụm số 1 (các xã Thành Hòa, Tân Tác, Bắc La); Cụm số 2 (gồm các xã Gia Miễn, Hội Hoan); Cụm số 3 (gồm các xã Hồng Thái, Nhạc Kỳ); Cụm số 4 (gồm các xã Tân Mỹ, Hoàng Việt, Bắc Hùng, Thanh Long, Bắc Việt, Thuỵ Hùng).

Với chủ đề "Thay đổi nếp nghĩ cách làm, bình đẳng giới", các thí sinh tham gia 3 phần thi: Kiến thức, tình huống và năng khiếu. Ở phần thi kiến thức, mỗi thí sinh trả lời 5 câu hỏi bằng phương pháp trắc nghiệm, câu hỏi do Ban Tổ chức chuẩn bị; phần thi xử lý tình huống, mỗi thí sinh nêu một tình huống thực tế trong quá trình công tác hội mà thí sinh đã xử lý hiệu quả nhất: những tình huống về phòng chống bạo lực gia đình, về tuyên truyền, giải quyết các tranh chấp…; phần thi năng khiếu, thí sinh thể hiện kỹ năng điều hành sinh hoạt chi, tổ hội, thuyết trình chuyên đề hoặc kể chuyện, múa, hát, kịch...

Tham gia phần thi đóng kịch với nội dung “phụ nữ chung tay xây dựng nông thôn mới”, chị Lý Thị Hằng, dân tộc Nùng, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Bản Ỏ, xã Hoàng Việt cho biết, để tham gia hội thi, chị đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng, tập luyện hơn 10 ngày dưới sự hướng dẫn của cán bộ văn hóa xã. Theo chị, trong các phần thi thì phần trắc nghiệm khó nhất, vì cần phải trả lời nhanh và có nhiều câu hỏi khó.

Kịch tính phần thi trắc nghiệm
Kịch tính phần thi trắc nghiệm

Chị Hằng bày tỏ, đây là lần đầu tiên chị tham gia cuộc thi kể từ khi chị được bầu là Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Bản Ỏ năm 2023. Qua cuộc thi, chị được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, có thêm nhiều kỹ năng, kiến thức trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân để từ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chị Hằng nói, nếu năm sau Hội LHPN huyện còn tổ chức, vẫn tham gia và sẽ tập luyện thật kĩ để đạt giải cao nhất.

Khác với chị Lý Thị Hằng, chị Phạm Thị Lương, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Nà Phân, xã Thanh Long tỏ ra khá dễ dàng với các phần thi. Theo chị Lương, chị được Nhân dân tin tưởng bầu là Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn hơn 30 năm nay nên đã có nhiều kỹ năng trong công tác tuyên truyền, cũng như các kiến thức khác.

Theo chị Lương, cuộc thi này rất ý nghĩa với các chị em phụ nữ, đặc biệt là các Chi hội trưởng phụ nữ cấp cơ sở như chị, vì qua đây, các chị hội trưởng có cơ hội được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các Chi hội trưởng trong xã và các xã bạn, để từ đó có thêm kiến thức trong công tác tuyên truyền, vận động được tốt hơn.

Hội thi là dịp để các thí sinh cũng chính là các Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ tìm hiểu về dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em"
Hội thi là dịp để các thí sinh cũng chính là các Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ tìm hiểu về dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em"

Theo chị Phạm Thị Lương, Hội thi là dịp để cán bộ, hội viên phụ nữ cơ sở được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, rèn kỹ năng, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực, chất lượng cho đội ngũ cán bộ hội cơ sở. Qua đó, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, xóa bỏ định kiến giới.

Nâng cao năng lực, chất lượng cho đội ngũ cán bộ hội cơ sở

Chia sẻ về điểm mới trong Hội thi năm nay, bà Đặng Thị Hiền, Chủ tịch Hội LHPN huyện Văn Lãng bày tỏ, Hội thi năm nay có sự tham gia đầy đủ của các Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ trên toàn huyện, với 3 phần thi khá hấp dẫn, đặc biệt nhất là phần thi năng khiếu, các thí sinh đã thể hiện kỹ năng điều hành sinh hoạt chi, tổ hội, thuyết trình chuyên đề hoặc kể chuyện, múa, hát, kịch... Đây cũng là phần thi được đón đợi nhất, vui nhất.

Không khí sôi động tại Hội thi
Không khí sôi động tại Hội thi

“Bên cạnh đó, Hội thi là dịp để các thí sinh, cũng chính là các Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ tìm hiểu về dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em". Do vậy, Hội thi là dịp để cán bộ, hội viên phụ nữ cơ sở được giao lưu, học hỏi, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, xóa bỏ định kiến giới. ”, Chủ tịch Hội LHPN huyện Văn Lãng nhấn mạnh.

Chị Đặng Thị Hiền thông tin thêm, ngoài tổ chức Hội thi “Chi hội trưởng phụ nữ giỏi” huyện Văn Lãng năm 2024, tại 4 cụm xã gồm 13 xã, năm 2024, Hội LHPN huyện Văn Lãng còn tổ chức thành công Liên hoan các mô hình truyền thông xóa bỏ các tập tục lạc hậu, định kiến giới của đồng bào dân tộc thiểu số trong lĩnh vực bình đẳng giới, mua bán phụ nữ và trẻ em, xây dựng gia đình hạnh phúc năm 2024; Tổ chức 13 Hội nghị đối thoại chính sách hội viên, phụ nữ với người đứng đầu cấp ủy chính quyền địa phương/13 xã; hỗ trợ 42 loa kéo cho 42 tổ truyền thông cộng đồng; thành lập đội thi tham gia Hội thi ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, vận động thực hiện bình đẳng giới tại Lạng Sơn; tập huấn Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Hội về bình đẳng giới…

Tin cùng chuyên mục
Đồng bào DTTS tỉnh An Giang tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên

Đồng bào DTTS tỉnh An Giang tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên

"Đồng bào DTTS tỉnh An Giang cần tiếp tục tự tin, tự lực, tự cường, không ngừng nỗ lực vươn lên; đồng thời, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, nhanh chóng bài trừ các hủ tục, mê tín, dị đoan, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết, chuyển hóa các di sản và bản sắc dân tộc trở thành nguồn lực, tài nguyên cho sự phát triển bền vững". Đây là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà, tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh An Giang lần thứ IV, năm 2024.