Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Hội thảo đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền về giảm thiểu tảo hôn tại huyện Bảo Lộc

Kim Anh - 10:25, 04/10/2022

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền về tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Bảo Lộc.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe 7 tham luận về thực trạng, giải pháp công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Thực trạng và giải pháp truyền thông dân số trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tình trạng tảo hôn; Thực trạng và giải pháp về công tác tuyên truyền qua hình thức sân khấu hóa về tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Thực trạng và giải pháp về công tác tuyên truyền miệng về tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (đoàn thể, hội, nhóm người, câu lạc bộ, gia đình…); Đánh giá tác động từ công tác tập huấn triển khai thực hiện công tác tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Đánh giá thực trạng về công tác quản lý tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Một số đề xuất, kiến nghị và giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong thời gian tới.

Sau Hội thảo, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng sẽ tổng hợp các ý kiến tại Hội thảo để hoàn chỉnh Bộ tài liệu và tổ chức tuyên truyền, phát bộ tài liệu cho các địa phương sử dụng, nhằm phục vụ công tác tuyên truyền về tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương.

Theo thống kê, năm 2020 tỉnh Cao Bằng có 186 cặp tảo hôn, 7 hôn nhân cận huyết thống; năm 2021 toàn tỉnh có 260 cặp tảo hôn; 2 cặp hôn nhân cận huyết thống. Độ tuổi tảo hôn thấp nhất với nữ là 14 tuổi, nam là 15 tuổi. Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống thường diễn ra ở vùng có đông đồng bào Mông, Dao sinh sống như huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hà Quảng, Hòa An.

Mục tiêu của tỉnh Cao Bằng là giảm bình quân 2 - 3%/năm số cặp tảo hôn và 3 - 5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn, dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao. Đến năm 2025, tỉnh phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tin cùng chuyên mục
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.