Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Hội thảo tổng kết công tác KH&CN, bảo vệ môi trường, điều tra cơ bản của UBDT năm 2021

Kim Anh - 14:06, 10/06/2022

Ngày 10/6, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội thảo Tổng kết công tác khoa học và công nghệ (KH&CN), bảo vệ môi trường (BVMT), điều tra cơ bản năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2022. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải, Chủ tịch Hội đồng KHCN của UBDT chủ trì Hội thảo. Cùng tham dự còn có lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc UBDT, thành viên Hội đồng KH&CN của UBDT và một số nhà khoa học.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải, Chủ tịch Hội đồng KHCN của UBDT phát biểu tại hội thảo
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải, Chủ tịch Hội đồng KHCN của UBDT phát biểu tại hội thảo

Theo báo cáo tại Hội thảo, trong năm 2021, các hoạt động KH&CN, BVMT của UBDT đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Theo đó, công tác quản lý KHCN cấp bộ và cấp quốc tế tiếp tục giữ được sự ổn định, tuân thủ đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Chất lượng các nghiên cứu khoa học ngày càng được nâng cao.

Các nhiệm vụ đã gắn trực tiếp với cung cấp các luận cứ khoa học giúp UBDT thực hiện hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Đặc biệt trong triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng chương trình KH&CN “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về DTTS và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030 giai đoạn 2021 - 2025” theo hướng đây là nhiệm vụ KH&CN đặc biệt; Bộ KH&CN và UBDT ký kết Chương trình phối hợp số 1900/CTr-BKHCN-UBDT.

Đối với các nhiệm vụ BVMT, các hoạt động bám sát nhiệm vụ được Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua, Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT phê duyệt. Các nhiệm vụ thường xuyên tập trung hưởng ứng các chủ đề môi trường nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ làm công tác dân tộc tuyến tỉnh, huyện và một số người là trưởng thôn, bản, Người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Các dự án tập trung vào thực hiện mô hình cụ thể, thiết thực để thay đổi hành vi thông qua hỗ trợ, hướng dẫn người dân thực hiện quy trình kỹ thuật cải thiện vệ sinh môi trường nông thôn và phát triển sản xuất bền vững.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Trao đổi ý kiến tại Hội thảo, các đại biểu đánh giá công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN, BVMT của UBDT thời gian qua đã có nhiều thay đổi, chuyển biến trong tư duy xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc; bắt kịp được xu hướng nhu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

Một số ý kiến đề nghị cần chú trọng nghiên cứu sự thích ứng của các dân tộc việt nam với sự chuyển đổi xã hội; bổ sung công tác chuyển đổi số, hệ thống lưu trữ dữ liệu của các dự án; xây dựng hệ thống dự báo khí tượng thủy văn, dự báo thời tiết vùng DTTS; nghiên cứu xác lập các vấn đề văn hóa quốc gia, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn vùng hải đảo, biên cương; xây dựng mạng lưới các nhà khoa học chuyên gia trong từng lĩnh vực liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải đánh giá cao những ý kiến thảo luận, góp ý tâm huyết của các đại biểu tham dự và đánh giá công tác quản lý và nghiên cứu KH&CN, BVMT của UBDT thời gian qua có nhiều đổi mới. 

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm đề nghị thời gian tới, hoạt động KH&CN, BVMT cần tăng cường các nội dung có tính chất quốc tế đặc biệt là trong khu vực ASEAN; nghiên cứu về biến đổi khí hậu và thích ứng biến đổi khí hậu ở vùng núi, đặc biệt là khu vực miền Tây; những vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng xây dựng chính trị vùng DTTS và miền núi. 

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải đề nghị Thường trực Hội đồng KH&CN của UBDT nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến thảo luận của các đại biểu, các nhà khoa học; hoàn thiện báo cáo tổng kết và cụ thể hóa trong kế hoạch công tác của Hội đồng KH&CN năm 2022. 

Tin cùng chuyên mục
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất