Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Hội thi thể thao dân tộc thiểu số: Sân chơi lành mạnh, bổ ích

PV - 08:39, 19/04/2018

Từ sáng sớm ngày 13/4, tại Quảng trường sân vận động thị xã Sơn Tây, Hà Nội, hàng nghìn người dân và các cổ động viên cùng hơn 400 vận động viên đến từ các huyện, xã đã tham dự, thưởng thức Hội thi thể thao DTTS các xã miền núi, trường dân tộc nội trú TP. Hà Nội năm 2018. Hội thi do Sở Văn hóa và Thể thao, Ban Dân tộc TP. Hà Nội phối hợp với UBND, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao thị xã Sơn Tây tổ chức.

Ban Tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia thi đấu. Ban Tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia thi đấu.

 

Có mặt tại Hội thi từ sáng sớm, chị Nguyễn Thị Hường, đến từ huyện Ba Vì, dân tộc Mường chia sẻ: Năm nào tôi và gia đình cũng tham dự Hội thi thể dục thể thao dân tộc do Ban Dân tộc Hà Nội tổ chức. Đến đây, được hòa mình vào không khí sôi nổi, náo nhiệt, tôi thấy mình như đang được tham gia thi đấu cùng các vận động viên. Thích nhất với tôi đó là môn đẩy gậy. Để giành chiến thắng người chơi không những cần đến sức mạnh mà còn cần phải có sự khéo léo, kỹ thuật và tâm lý thép để giành chiến thắng. Đây cũng chính là điểm hấp dẫn trong bộ môn thể thao truyền thống này”.

Không chỉ có bộ môn đẩy gậy thu hút nhiều người tham gia cổ động mà môn thi kéo co cũng thu hút đông đảo người xem. “Kéo co là môn thể thao dân dã. Kéo co không chỉ mang lại cho con người niềm hứng khởi, sức khỏe mà còn đề cao tinh thần chiến đấu, tinh thần đồng đội, nêu được giá trị của từng cá nhân gắn kết để làm nên một tập thể vững mạnh, một cộng đồng tốt đẹp. Đây là môn thể thao mang tính đối kháng cao, nhưng cách thức tổ chức và điều kiện đảm bảo cho cuộc chơi lại đơn giản. Đội chơi có thể là nam, nữ hoặc gộp cả nam và nữ”-ông Nguyễn Huy Khánh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây cho biết.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Nguyễn Phúc Hải, Phó Trưởng Ban Dân tộc Thành phố nhấn mạnh: Trong những năm qua các cấp, các ngành của Thủ đô đã phối hợp chặt chẽ để triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS Thủ đô. Một trong những hoạt động cụ thể là hằng năm đều tổ chức Hội thi thể thao DTTS, nhằm tạo một sân chơi, giao lưu, thi đấu các môn thể thao dành riêng cho đồng bào, khuyến khích đồng bào tích cực rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe để phục vụ lao động, sản xuất, học tập. Hội thi là một sinh hoạt văn hoá mang tính cộng đồng, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.

Môn thi bắn nỏ đã thu hút nhiều vận động viên tham gia. Môn thi bắn nỏ đã thu hút nhiều vận động viên tham gia.

 

Theo đó, Hội thi đã thu hút 400 vận động viên là đồng bào các DTTS đến từ 15 xã miền núi và trường dân tộc nội trú TP. Hà Nội tham gia thi đấu 5 nội dung: chạy việt dã, bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co và bóng chuyền. Thông qua Hội thi, Ban Tổ chức mong muốn phát hiện nhân tài, phát triển phong trào thể dục thể thao cơ sở, nâng cao sức khỏe, tinh thần đoàn kết và tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho đồng bào các dân tộc. Hội thi nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phát động phong trào thể dục thể thao quần chúng nói chung, thể thao các dân tộc nói riêng; đồng thời tạo sân chơi lành mạnh bổ ích cho nhân dân vùng sâu, vùng cao góp phần tăng cường tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Đây cũng là một trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc Thành phố, 72 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc và tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh liên quan.

Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất, Nhì, Ba và Huy chương Vàng, Bạc, Đồng cho tập thể, cá nhân đạt thành tích cao, đồng thời lựa chọn những vận động viên nòng cốt tham dự Hội thi thể thao DTTS toàn quốc năm 2018.

HOÀNG VIỆT

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.