Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Hơn 20 năm bài học cảnh tỉnh từ hoạt động tôn giáo trái phép ở Điện Biên: Huổi Khon hôm nay (Bài 2)

Trương Hữu Thiêm - 11:35, 27/11/2023

Vào những ngày này, nếu lên thăm Huổi Khon - Mường Nhé, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng một màu xanh thăm thẳm biên cương, với những cánh chim chiều nghiêng nghiêng về tổ. Trong niềm vui thưởng ngoạn, dòng Nậm Nhé sẽ hát tiếng róc rách ngàn đời làm lòng ta bâng khuâng nhớ tới truyền thuyết về tấm lòng thủy chung, như gừng cay muối mặn của người dân vùng cao.

Hơn 20 năm bài học cảnh tỉnh từ hoạt động tôn giáo trái phép ở Điện Biên: Huổi Khon hôm nay (Bài 2)

Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy Quân khu 2 và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên, lực lượng vũ trang Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên phối hợp với lực lượng Biên phòng, Công an, các ban ngành, đoàn thể, dân quân địa phương... tích cực tuyên truyền, vận động bà con dân tộc Mông tại Huổi Khon không nghe theo kẻ xấu, quay về quê cũ làm ăn, không nên tụ tập đông người gây mất đoàn kết dân tộc, mất an ninh trật tự...

Ngoài việc tuyên truyền về Quy chế Biên giới và Luật Cư trú... các anh nói với bà con về tiết tháo người Mông, về cái đạo làm người trọng lẽ phải với ước mơ chinh phục thiên nhiên, chiến thắng cái ác, sống ngay thẳng giữa trời đất núi rừng, như truyền thống muôn đời bất khuất của các thế hệ nối tiếp người Mông. 

Từ trước đến nay, Công an tỉnh Điện Biên vẫn chủ trương quan điểm: Để bà con thoát khỏi tà đạo, thì trước hết lực lượng Công an nói riêng và các lực lượng phối hợp nói chung, phải bằng tình cảm mà đến với bà con, bằng tình cảm mà xử lý các vụ việc cụ thể. 

Trước diễn biến phức tạp về hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo biến tướng vào vùng dân tộc thiểu số, Ban Giám đốc Công an tỉnh chủ động chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ có liên quan tổ chức điều tra, nắm chắc âm mưu “tôn giáo hóa dân tộc”.

Nhân dân xã biên giới Nà Hỳ (huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên), trong một hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tỉnh Điện Biên.
Nhân dân xã biên giới Nà Hỳ (huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên), tham gia một hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tỉnh Điện Biên.

Đại diện lãnh đạo “Phòng Chống phản động và Chống khủng bố” ,Công an Điện Biên cho biết, biện pháp chủ yếu vẫn là đẩy mạnh tuyên truyền, để bà con hiểu âm mưu phát triển đạo trái pháp luật vào vùng đồng DTTS của các thế lực thù địch và hoạt động của số đối tượng cầm đầu.

Trong tình thế không thể khác, việc xử lý nghiêm những đối tượng cầm đầu, tuyên truyền đạo trái phép; có tác động, hướng lái những đối tượng cầm đầu đạo, sinh hoạt tôn giáo thuần túy theo quy định của pháp luật; tham gia đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, cũng là vấn đề được quan tâm và triển khai, áp dụng vừa kiên quyết vừa mềm dẻo, linh hoạt khi cần thiết.

Những ngày đầu tháng 11/2023, chúng tôi trở lại xã Nậm Kè và có cuộc trao đổi nhanh với ông Vàng A Chơ, Trưởng bản Huổi Khon 1. Theo ông Vàng A Chơ, bản Huổi Khon 1 mới được chia tách từ bản Huổi Khon trước đây. Hiện bản Huổi Khon 1 có 69 hộ/428 khẩu, trong đó, còn 2/69 hộ có biểu hiện theo đạo. Hộ ông Giàng A Páo mới ký cam kết bỏ đạo vào tháng 8/2023 để trở lại với cuộc sống nương rẫy bình thường. 

Nhớ về “sự kiện buồn” tháng 4/2011, ông Vàng A Chơ cho biết: "Bây giờ thì Nhân dân bản Huổi Khon 1 chúng tôi kiên quyết không để xảy ra sự việc như thế”.

Vậy là đã rõ, vua giúp người Mông hay bọn người xấu lợi dụng sự cả tin của người Mông để trục lợi đây? May mắn thay, con đường hồi hương của người Mông có chính quyền các cấp ân cần nâng bước, có các anh Công an và Bộ đội Biên phòng đưa tay ra đỡ họ đứng dậy sau lần vấp ngã ngây thơ.

Phiên tòa sơ thẩm liên quan đến vụ án tụ tập trái phép tại Huổi Khon, huyện Mường Nhé, tháng 04.2011.
Phiên tòa sơ thẩm liên quan đến vụ án tụ tập trái phép tại Huổi Khon, huyện Mường Nhé, tháng 04/2011.

Rồi một người nhận ra sai lầm, lần lượt nhiều người cùng nhận ra sai lầm khi mà thay vì trách cứ hay bắt giam, thì cơ quan chức năng dùng hình thức khuyên răn, phân tích cặn kẽ cho bà con. Ngoài ra, chính quyền còn tạo điều kiện về tài chính cũng như hỗ trợ phương tiện, giúp bà con quay lại nơi mình đã ra đi.

Vào những ngày này, nếu lên thăm Huổi Khon - Mường Nhé, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng một màu xanh thăm thẳm biên cương, với những cánh chim chiều nghiêng nghiêng về tổ. Trong niềm vui thưởng ngoạn, dòng Nậm Nhé sẽ hát tiếng róc rách ngàn đời làm lòng ta bâng khuâng nhớ tới truyền thuyết về tấm lòng thủy chung, như gừng cay muối mặn của người dân vùng cao. Nếu coi sự việc ở Mường Nhé như một “cơn giông” thì sau “cơn giông” nay trời đã sáng, Mường Nhé trở lại “là mình” chứ không như những điều đồn đại huyễn hoặc, vu vơ đầy ác ý của những thế lực tà tâm.

Thế đấy, câu chuyện mà phóng sự này mang tới cho các bạn chỉ có bấy nhiêu. Chỉ có bấy nhiêu, nhưng đó là sự trả giá đắng cay, của hàng nghìn người Mông vừa đáng thương vừa đáng giận, về một niềm tin không bao giờ thành hiện thực. 

Lẽ đời, có phúc tất sẽ có phần: Khi lòng ta chân phương, hướng thiện, khi lương tâm ta không bị vướng bận bởi tham vọng kiểu đại lãn “không làm cũng có ăn”, thì vua ở ngay trong chính trái tim nhân hậu của mỗi con người. Trước khi cất công đi tìm vua đón chúa, xin hãy “tìm lại chính mình” trong cõi nhân gian, giữa cộng đồng 54 dân tộc anh em... 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.