Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Hơn 300 đại biểu sẽ tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Nam lần thứ IV, năm 2024

T.Nhân - H.Trường - 17:30, 18/09/2024

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Nam lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 23 và 24/9, dự kiến có hơn 300 đại biểu tham dự.

Đại hội đại biểu các DTTS Quảng Nam sẽ diễn ra vào ngày 23 và 24/9.
Đại hội Đại biểu các DTTS Quảng Nam sẽ diễn ra vào ngày 23 và 24/9

Sáng 18/9, ông Đặng Tấn Giản - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết, trong 2 ngày (23 - 24/9), tại Tp. Tam Kỳ, UBND tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Nam lần thứ IV, năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu đại diện cho đồng bào DTTS đang sinh sống tại 13 huyện, thành phố của tỉnh Quảng Nam và khoảng 80 đại biểu khách mời đến từ Trung ương và các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh.

“Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cổ vũ, khích lệ đồng bào các DTTS của tỉnh ra sức thi đua thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đề ra. Đồng thời, đây là dịp đánh giá tổng quát kết quả thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024, khẳng định và ghi nhận công lao đóng góp to lớn của đồng bào các DTTS trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đoàn kết các dân tộc và xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước”, ông Giản nói.

Tỉnh Quảng Nam có 18 huyện, thị xã, thành phố; trong đó có 8 huyện với 70 xã thuộc vùng DTTS. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 10.574km2 , trong đó khu vực miền núi với 7.760,7km2 , chiếm 73,4%; có 14 xã của 2 huyện Nam Giang và Tây Giang cùng chung 157,42km đường biên giới đất liền với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam gìn giữ các nét đẹp văn hóa truyền thống.
Đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam gìn giữ các nét đẹp văn hóa truyền thống

Dân số toàn tỉnh gần 1,5 triệu người, trong đó đồng bào các DTTS có 140 ngàn người, chiếm 9,4% dân số toàn tỉnh. Với đặc thù là một tỉnh có diện tích tự nhiên rộng lớn, đặc biệt là khu vực miền núi có nhiều thành phần DTTS sinh sống với các sắc màu văn hóa phong phú, đa dạng, có tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch lớn và là vị trí chiến lược đối với an ninh, quốc phòng của tỉnh.

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi của tỉnh đã có những bước đổi mới và phát triển tích cực. Nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện lưới, trường, trạm ngày càng được hoàn thiện; các chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần giảm dần tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và thay đổi diện mạo miền núi; các chính sách về giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa đã góp phần nâng cao dân trí, mức hưởng thụ văn hóa và chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Các công tác như: Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách xóa đói, giảm nghèo; sắp xếp, bố trí dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới; bảo vệ, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, khai thác sản phẩm dưới tán rừng; phát triển chăn nuôi, hỗ trợ sản xuất; phát triển du lịch, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp... luôn được chú trọng triển khai và đẩy mạnh thực hiện.

Tin cùng chuyên mục
Huyện Như Thanh: Khai thác tiềm năng văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững

Huyện Như Thanh: Khai thác tiềm năng văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững

Huyện Như Thanh nằm phía Tây Nam của tỉnh Thanh Hóa, được biết đến không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những giá trị văn hóa truyền thống đa dạng của các dân tộc thiểu số (DTTS). Với dân số hơn 99.400 người, trong đó có 43,22% là đồng bào DTTS như dân tộc Mường, Thái, Thổ…, Như Thanh đã có những bước đi mạnh mẽ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn liền với phát triển du lịch bền vững.