Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Hồng Ngài - Vẻ đẹp hoang sơ nơi núi rừng Tây Bắc

Mộc Nhi - 08:31, 24/08/2024

Hồng Ngài là một bản nhỏ hoang sơ thuộc thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông với hơn 70 mái nhà trình tường độc đáo vẫn còn nguyên bản. Cùng với cảnh sắc thiên nhiên phong phú, khí hậu đa dạng, mùa nào cũng đẹp, Hồng Ngài đã thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách.

Với cảnh sắc thiên nhiên phong phú, khí hậu đa dạng, mùa nào cũng đẹp, Hồng Ngài đã thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách
Với cảnh sắc thiên nhiên phong phú, khí hậu đa dạng, mùa nào cũng đẹp, Hồng Ngài đã thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách

Bản Hồng Ngài là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Mông, Dao và Hà Nhì. Trong đó đồng bào dân tộc Mông chiếm đa số. Có dịp ghé thăm nơi đây bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống, sinh hoạt của người dân, cùng người dân địa phương tham gia gặt lúa, nấu ăn, thêu thùa, đan lát...

Có dịp ghé thăm Hồng Ngài, bạn sẽ được tìm hiểu về phong tục, tập quán, các nét văn hóa vô cùng độc đáo của người dân nơi đây
Có dịp ghé thăm Hồng Ngài, bạn sẽ được tìm hiểu về phong tục, tập quán, các nét văn hóa vô cùng độc đáo của người dân nơi đây

Ẩn hiện trong sương mù bao phủ là những mái nhà trình tường của người Mông vô cùng ấn tượng, đặc sắc. Đây là những mái nhà mang kiến trúc truyền thống độc đáo được lưu truyền từ bao đời nay. Trải qua hàng trăm năm, dù tường đã rêu phong nhưng những ngôi nhà này vẫn sừng sững giữa đất trời, trường tồn với thời gian, mang đậm dấu ấn văn hóa của người Mông nơi đây.

Một góc bản Hồng Ngài
Một góc bản Hồng Ngài

Khi lang thang trên những con đường mòn trong bản, qua những con đường quanh co, uốn lượn men theo sườn núi từ bản này sang bản khác, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng ngô, những ruộng bậc thang vào mùa lúa chín vàng rực rỡ, đẹp như một bức tranh. Vào lúc bình minh và hoàng hôn, khi nhiệt độ hạ thấp, sương và mây đã phủ kín rừng núi, tạo nên khung cảnh hết sức huyền ảo, bạn sẽ như lạc vào biển mây bồng bềnh tuyệt đẹp.

Hang A Phủ
Hang A Phủ

Cách trung tâm xã Hồng Ngài khoảng 4km, hang A Phủ là điểm đến nổi bật nhất mà bạn không thể bỏ qua. Đây là địa danh không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn mang giá trị văn hóa, tạo cảm hứng cho nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác những cuốn tiểu thuyết, bản tình ca mang đậm bản sắc dân tộc Mông, huyện Bắc Yên, như tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài; bài hát "Bài ca trên núi" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương…

Hang A Phủ còn được gọi là hang Thẳm Cốp, theo tiếng dân tộc Thái có nghĩa là Ếch, bởi phía Đông của hang giống như miệng một con ếch đang đớp mồi. Hang nằm trong dãy núi, xung quanh là rừng nguyên sinh. Trước cửa hang là nương rẫy trải dài, xanh ngút tầm mắt. Bên trong hang, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những viên đá cuội tròn xoe, những phiến đá đen họa tiết nghệ thuật óng ánh như dát vàng hay những cột thạch nhũ lấp lánh kim sa. Dưới nền hang là một dòng suối chảy dọc theo hang từ Tây sang Đông, làn nước trong veo mát lạnh. Thực là một bức tranh thiên nhiên độc đáo và hùng vĩ.

Từ trên đỉnh núi, phóng tầm mắt ra xa, Hồng Ngài như một bức tranh thiên nhiên phong cảnh tuyệt đẹp
Từ trên đỉnh núi, phóng tầm mắt ra xa, Hồng Ngài như một biển mây

Nơi đây không chỉ có phong cảnh đẹp hữu tình, mà còn có tấm lòng mến khách của người dân qua những bữa cơm đậm đà bản sắc với cơm lam, bánh ngô hay các món ăn được chế biến từ những thực phẩm của núi rừng, tạo cho bạn một ấn tượng không thể nào quên.

Ẩn hiện trong sương mù bao phủ là những mái nhà trình tường của người Mông vô cùng ấn tượng, đặc sắc. Đây là những mái nhà mang kiến trúc truyền thống độc đáo được lưu truyền từ bao đời nay.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.