Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Họp Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới giáo dục

Thúy Hồng - 09:47, 17/05/2023

Chiều 16/5, Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo họp phiên lần thứ nhất. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo phát biểu tại phiên họp.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo phát biểu tại phiên họp.

Tham dự phiên họp có các thành viên Ban Chỉ đạo, là đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Nội vụ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Tài chính. Về phía Uỷ ban Dân tộc, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr tham dự phiên họp.

Để tổng kết 10 thực hiện Nghị quyết 29, Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tào (GD&ĐT) đã phối hợp với các cơ quan, bộ ngành liên quan thành lập Ban Chỉ đạo, tổ biên tập giúp việc cho Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 xây dựng đề án trình Bộ Chính trị. Các tiểu ban, tổ biên tập đã tổ chức nghiên cứu Nghị quyết 29, các văn bản có liên quan, Kế hoạch số 244-KH/BTGTW ngày 17/1/2023 tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Tuyên giáo Trung ương để xây dựng dự thảo đề cương báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết và các văn bản gửi các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; các ban của Đảng, ban cán sự Đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương về việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Theo đó, dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 có kết cấu gồm 3 phần: Bối cảnh quốc tế, trong nước và công tác triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29; Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tạo đột phá trong đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.

Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp

Tại phiên họp đầu tiên, các thành viên Ban Chỉ đạo đã trao đổi, cho ý kiến vào dự thảo Kế hoạch Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29; dự thảo đề cương Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 do Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT - đơn vị được giao chủ trì tổng kết chuẩn bị. Các ý kiến cơ bản nhất trí với định hướng chung và thống nhất với các dự thảo, đồng thời bổ sung thêm một số đề xuất liên quan tới việc tổ chức hội thảo, hội nghị, xây dựng chuyên đề, tổ chức khảo sát… phục vụ cho hoạt động tổng kết. Thời gian và tiến độ triển khai các nhiệm vụ cũng được thành viên Ban Chỉ đạo thảo luận cho ý kiến.

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn - Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh: Nhiệm vụ tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 là nhiệm vụ lớn, khó và đầy thách thức nên việc tham gia của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, trực tiếp là các thành viên Ban Chỉ đạo có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Bộ trưởng mong muốn các bộ, ngành, cơ quan sẽ lưu tâm trong phối hợp với Bộ GD&ĐT và vào cuộc chủ động với từng nội dung, nhiệm vụ liên quan tới các cơ quan, đơn vị.


Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.