Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Hợp tác xã Hua Nà giúp thanh niên vươn lên từ sức trẻ

Hà Minh Hưng - 10:30, 30/11/2022

Thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp hàng hóa và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, những năm qua, xã Hua Nà, huyện Than Uyên (Lai Châu) thành lập nhiều mô hình phát triển kinh tế, làm thay đổi cuộc sống người dân. Tiêu biểu hình là mô hình Hợp tác xã Thanh niên Hua Nà của Giám đốc Nùng Văn Nên với sản phẩm OCOP đặc trưng “ổi Hua Nà”.

Cán bộ xã Hua Nà tham quan mô hình trồng ổi Đài Loan của người dân bản Hua Nà.
Cán bộ xã Hua Nà tham quan mô hình trồng ổi Đài Loan của người dân bản Hua Nà.

Những năm trước đây, bà con người Thái xã Hua Nà, huyện Than Uyên, (Lai Châu) coi cây ngô, cây sắn là cây chủ lực trong “cuộc chiến” xoá đói, giảm nghèo. Nhưng giờ đây, khắp những triền ruộng ngô, sắn đã được thay bằng những vườn ổi sum suê-một sản phẩm có giá trị kinh tế trên thị trường. Và người có công đưa giống cây ăn quả ngon ngọt kia về bám rễ với thổ nhưỡng Hua Nà chính là chàng trai người Thái- Nùng Văn Nên.

Nùng Văn Nên là người con của quê hương Hua Nà, sau khi tốt nghiệp THPT, Nên về Thủ đô theo học tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Sau 4 năm được trang bị vốn kiến thức nông nghiệp, Nên đã quay về quê hương bắt đầu khởi nghiệp, thực hiện ước mơ làm giàu.

Nhận thấy đất đai địa phương màu mỡ nhưng lâu nay, gia đình mình cũng như bà con chỉ trồng cây nông nghiệp truyền thống, giá trị kinh tế thấp, Nùng Văn Nên quyết định tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đầu tư phát triển kinh tế gia đình. Năm 2012, Nên mang 100 gốc giống ổi Đài Loan từ Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội về trồng thử nghiệm tại vườn nhà. Thời gian đầu, do chưa biết cách chăm sóc, phòng và chữa bệnh cho cây ổi nên mô hình chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Không nản chí, anh tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc ổi qua nhiều kênh thông tin và học hỏi thêm về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ổi với bạn bè, các nhà chuyên môn…, từng bước xác định phương pháp chăm sóc phù hợp. Theo đó, vườn ổi của gia đình anh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh là Nùng Văn Nên, Giám đốc HTX Thanh niên xã Hua Nà thu hoạch ổi tại vườn nhà.
Anh là Nùng Văn Nên, Giám đốc HTX Thanh niên xã Hua Nà thu hoạch ổi tại vườn nhà.

Nhờ có bàn tay và tư vấn của Giám đốc HTX Hua Nà, những mô hình trồng cây ăn quả của các hộ dân trong xã Hua Nà ngày càng “ăn nên, làm ra”. Đến thăm vườn ổi của thanh niên Nùng Văn Minh (SN 1998), qua chuyện trò được biết, năm 2018, Minh xuất ngũ về địa phương thì biết đến mô hình trồng ổi của anh Nùng Văn Nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến tìm hiểu và được anh Nên tận tình chỉ bảo, chuyển giao kỹ thuật, Minh quyết định trồng thử nghiệm cây ổi trên diện tích 2000m2. Sau hơn 1 năm trồng, những cây ổi đã cho quả, trừ chi phí nhân công, anh thu về gần 20 triệu đồng. Như vậy, vẫn diện tích đất ấy, cây ổi mang lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với cây ngô, cây sắn. Nắm được quy trình, Minh mạnh dạn mở rộng diện tích, sau gần 4 năm, diện tích ổi của gia đình anh đã lên tới 1ha.

 Năm 2000, ổi Hua Nà được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
Năm 2000, ổi Hua Nà được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Nùng Văn Minh chia sẻ: “Việc chăm sóc cây ổi của gia đình mình được thực hiện theo quy trình ViệtGAP, nên trọng lượng quả khá đồng đều, chất lượng đảm bảo. Cùng với đó là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng tỷ lệ đậu quả và thực hiện nghiêm nguyên tắc trong chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Tuân thủ đúng quy trình phát triển của cây, nắm bắt nhu cầu thị trường ắt sẽ thành công…”.

Hiện nay, sản phẩm ổi Hua Nà đã đạt OCOP 3 sao. Mô hình phát huy giá trị, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp đoàn viên, thanh niên xã Hua Nà vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu. Với những đóng góp chia sẻ cho cộng đồng, năm 2018, Nùng Văn Nên được Tỉnh đoàn Lai Châu tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong triển khai và tham gia Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệm sáng tạo Thanh niên”. 

Tin cùng chuyên mục
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.