Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Hợp tác xã ở Đam Rông (Lâm Đồng): Giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thôn

Văn Tâm - 10:14, 05/10/2020

Trong những năm gần đây, huyện Đam Rông luôn xác định mục tiêu phát triển đa dạng các mô hình hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác và kinh tế tập thể để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động ở địa phương.

Người lao động của HTX chuối Laba Đạ K’nàng đang chăm sóc vườn ươm giống
Người lao động của HTX chuối Laba Đạ K’nàng đang chăm sóc vườn ươm giống

Năm 2018, HTX chuối Laba Đạ K’nàng được thành lập và đi vào hoạt động. Đây là một trong những HTX hoạt động hiệu quả và tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương. Hiện nay, HTX có 20 lao động làm việc thường xuyên để chăm sóc, sơ chế, đóng gói, dán nhãn mác chuối Laba xuất sang thị trường Nhật Bản và các siêu thị trong nước. Mỗi lao động thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng tháng, đối với những lao động làm thêm sẽ được đơn vị tính thêm thu nhập.

Theo ông Nguyễn Huy Phương, Giám đốc HTX chuối Laba Đạ K’nàng, đến thời điểm này, HTX đã huy động được 30 hộ dân tham gia trồng gần 200ha chuối Laba. Cây chuối được trồng, chăm sóc, giám sát chặt chẽ theo quy trình của đối tác Nhật Bản, sản phẩm chuối không sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học, việc chăm sóc chuối chủ yếu là phân chuồng, phân sinh học. Dự kiến đến năm 2025, HTX sẽ huy động Nhân dân trên địa bàn trồng 1 ngàn ha chuối mới cung cấp đủ sản phẩm chuối cho thị trường trong và ngoài nước, đồng thời sẽ giải quyết việc làm cho 30 đến 40 lao động tại địa phương.

Hơn 2 năm gắn bó với HTX chuối Laba Đạ K’nàng, chị K’hồng, ở thôn Pul, xã Đạ K’nàng cho biết, trước đây khi chưa có HTX, chị phải đi làm công cho các hộ dân ở xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà. Làm ngày nào hưởng ngày đó nên thu nhập không ổn định. Từ khi về làm việc tại đây, chị được Ban lãnh đạo HTX quan tâm tạo điều kiện làm việc trong môi trường cạnh tranh, mỗi tháng được nghỉ 4 ngày, làm thêm giờ được tính theo công. Bình quân mỗi tháng, lương ổn định từ 7 - 8 triệu đồng. Đây là số tiền tương đối lớn nhằm bảo đảm cuộc sống cho gia đình, nuôi con ăn học.

Không riêng gì chị K’hồng, hiện nay, HTX chuối Laba Đạ K’nàng còn giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 40 lao động là người DTTS trên địa bàn xã.

Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp huyện, đến thời điểm này, trên địa bàn huyện đã thành lập được 10 HTX, 14 tổ hợp tác dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi, cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản. Các HTX, tổ hợp tác đã liên kết trong việc sản xuất, sơ chế, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho bà con nông dân, tránh tình trạng bị thương lái ép giá.

Mô hình HTX và tổ hợp tác đang phát huy hiệu quả, giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, góp phần quảng bá thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đặc biệt, các tổ hợp tác, HTX đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương, nhất là đối với lao động người DTTS.

Ông Nguyễn Văn Chính, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đam Rông chia sẻ: “Những năm qua, trên địa bàn huyện Đam Rông đã hình thành được nhiều tổ hợp tác, HTX trên các lĩnh vực nông nghiệp. Đây là mô hình kinh tế tập thể mới hình thành ở địa bàn huyện, tổ chức sơ chế, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nhất là đối với lao động là người DTTS tại chỗ ở địa phương.”

Tin cùng chuyên mục
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.