Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Nữ Giám đốc người Mông và những ý tưởng về thổ cẩm

Quý Hoàng - 09:53, 21/07/2020

Thổ cẩm là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Mông suốt bao đời này. Thế nhưng, làm sao để bảo tồn, phát triển và có thu nhập từ nghề dệt thổ cẩm lại là vấn đề làm không ít người phải lúng túng. Tuy nhiên, chị Sùng Thị Lan, xã Tả Van, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã nảy sinh ý thành lập hợp tác xã (HTX) vừa giúp lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tạo việc làm cho lao động địa phương.

Chị Sùng Thị Lan giới thiệu các sản phẩm của HTX Mường Hoa.
Chị Sùng Thị Lan giới thiệu các sản phẩm của HTX Mường Hoa.

Bên cạnh dòng suối Mường Hoa, là một gian hàng nhỏ rực rỡ các sản phẩm thổ cẩm xen lẫn tiếng nói cười của những người phụ nữ thôn Tả Van Giáy (xã Tả Van). Đó là gian hàng của HTX Mường Hoa do chị Sùng Thị Lan thành lập, với mục tiêu khôi phục nghề nhuộm, dệt vải truyền thống và làm hương thủ công để giúp chị em trong bản thoát nghèo.

Vốn sinh ra trong một gia đình thuần nông, cuộc sống gặp nhiều khó khăn nên chị Lan luôn ấp ủ suy nghĩ phải thoát nghèo. Nhận thấy từ thực tế tiềm năng phát triển du lịch tại địa phương, chị Lan đã nảy sinh ý tưởng thành lập HTX sản xuất các sản phẩm truyền thống của người Mông như: Thổ cẩm, hương thảo mộc, dược liệu…

Chị Lan kể lại, lúc đầu thực hiện ý tưởng, chị đã phải mày mò rất nhiều để làm sao tìm ra được loại nguyên liệu tự nhiên phù hợp nhất với vải thổ cẩm. Từ củ nâu, củ nghệ, lá tím, lá chè, chàm… đều được chị Lan thử qua. Trong 4 tháng đầu thử nghiệm, chị làm hỏng trên 500m vải lanh, vải sợi. Nhưng may mắn, sau 4 tháng chị đã tìm ra được công thức pha màu cũng như cách xử lý nguyên liệu để có màu tự nhiên nhất.

“Đúng thời điểm đó Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp triển khai Đề án 939 hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, tôi đã đăng ký ý tưởng sản xuất của mình với Ban Tổ chức. Rất vui mừng khi ý tưởng của tôi đã được tỉnh Lào Cai lựa chọn là ý tưởng xuất sắc nhất toàn tỉnh và gửi hồ sơ về Trung ương để tham gia vòng sơ khảo”, chị Lan phấn khởi chia sẻ.

Đây chính là tiền đề để chị Lan thành lập HTX Mường Hoa (năm 2018), do chị làm giám đốc, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các đồ thủ công truyền thống: Thổ cẩm, hương thảo mộc, trà thảo dược. Các sản phẩm của HTX được làm dựa theo nguyên tắc tận dụng tối đa nguyên, vật liệu sẵn có trong tự nhiên, tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại hóa chất công nghiệp nào trong quá trình chế biến, sản xuất. Hiện, HTX có 9 hộ gia đình là thành viên trong đó có 5 hộ nghèo, 1 hộ cận nghèo, 2 hộ gia đình chính sách, HTX còn tạo việc làm không thường xuyên cho 6 lao động địa phương.

Hiện, sản phẩm của HTX Mường Hoa đã được nhiều du khách yêu thích, tin dùng và đã có mặt ở nhiều địa phương, trong đó có những thị trường lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Không chỉ sản xuất các mặt hàng để bán, HTX Mường Hoa còn nhận các Tour du lịch cho du khách trải nghiệm thực tế, tham gia vào các công đoạn sản xuất các sản phẩm.

Đây cũng là cách chị Sùng Thị Lan khẳng định được vị thế trên thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm; đồng thời đã giúp cho những phụ nữ người Mông, người Giáy ở Tả Van có thể sống với chính nghề truyền thống trên mảnh đất quê hương mình.

Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các đồ thủ công truyền thống, các sản phẩm của HTX được làm dựa theo nguyên tắc tận dụng tối đa nguyên, vật liệu sẵn có trong tự nhiên, tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại hóa chất công nghiệp nào trong quá trình chế biến, sản xuất.

Tin cùng chuyên mục
Bình Liêu: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm của đồng bào DTTS

Bình Liêu: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm của đồng bào DTTS

Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới tỉnh Quảng Ninh, với trên 96% dân số là đồng bào DTTS. Trong vài năm trở lại đây để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo, huyện Bình Liêu đã chú trọng tổ chức các lớp học nghề phù hợp với xu hướng giải quyết việc làm, tăng thu nhập của đồng bào DTTS trên địa bàn.