Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

HTX thất hứa, người trồng nghệ đỏ lao đao

PV - 17:25, 29/03/2019

Năm 2017, cây nghệ đỏ được đem vào trồng thử nghiệm trên đồng đất xã Hào Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình với diện tích khoảng 5ha. Thấy cây nghệ phát triển tốt, Hợp tác xã Dịch vụ nông, lâm nghiệp và môi trường xã Hào Lý (HTX Hào Lý) đã đứng ra cam kết với bà con về cung cấp giống, phân bón và bao tiêu sản phẩm.

Gia đình ông Đinh Văn Bông lo lắng vì nghệ thu về không bán được. Gia đình ông Đinh Văn Bông lo lắng vì nghệ thu về không bán được.

Theo đó, năm 2018, người dân phát triển tới 50ha. Thế nhưng đến nay khi nghệ đỏ cho thu hoạch thì HTX lại thất hứa khiến người dân lao đao.

Theo phản ánh của người dân, được sự khuyến khích của HTX, năm 2018, gần 150 hộ ở địa phương chuyển đổi sang trồng nghệ đỏ. Tuy nhiên, đến thời điểm này đang vào mùa thu hoạch nhưng HTX Hào Lý thu mua nhỏ lẻ với giá thấp từ 3.000 - 4.000 đồng/kg (giá hứa thu mua là 7000 nghìn đồng). Từ đó, nhiều hộ dân chỉ còn biết thu hoạch, đắp đống để giải phóng đất, còn cây nghệ không được chế biến, bảo quản đã bị thối rữa mọc mầm chưa có hướng giải quyết.

Gia đình ông Đinh Văn Bông, xã Hào Lý cho biết, đang mùa thu hoạch nên gia đình phải thu dỡ cây nghệ đỏ nhưng cũng chỉ biết đắp đống để giải phóng quỹ đất trồng các loại cây khác. Ông Bông mong muốn chính quyền địa phương, các doanh nghiệp có hướng giúp bà con có đầu ra cho sản phẩm.

Phó Chủ tịch UBND xã Hào Lý, ông Quách Công Khang cho biết, đối với số lượng và giá thành thấp như hiện nay đã ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế các hộ dân, cũng như phát triển kinh tế của địa phương. Trước mắt, để giải quyết vấn đề này, xã đang tích cực tìm kiếm và kêu gọi các thương lái đến thu mua cây nghệ đỏ cho người dân.

Cụ thể, trên địa bàn xã, hộ gia đình bà Quách Thị Khanh đã mạnh dạn chủ động đầu tư máy móc để chế biến thành tinh bột nghệ, một mặt bảo quản sản phẩm được lâu hơn, đồng thời cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đây cũng có thể coi là hướng đi cho việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm cây nghệ đỏ.

Tuy nhiên, để phát triển bền vững đối với cây nghệ đỏ, ông Quách Công Khanh cho biết, thời gian tới, HTX cần phải tìm được các doanh nghiệp bao tiêu, ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm cho người nông dân trong thời gian tới. Tránh đẩy rủi ro về phía người dân.

Có thể nói, trước việc cây nghệ đỏ xuống giá “tồn kho” như hiện nay, cũng là bài học để chính quyền và người dân cần rút kinh nghiệm tìm hiểu kỹ thị trường trước khi đưa loại cây trồng “tiềm năng” vào gieo trồng đồng loạt tại địa phương trong thời gian tới.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!