Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Hướng dẫn cho vay để trả lương ngừng việc cho NLĐ

Hương Linh - 10:25, 15/05/2020

Căn cứ Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã ban hành hướng dẫn cho vay đối với người sử dụng lao động (SDLĐ) để trả lương ngừng việc cho người lao động (NLĐ) bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Hằng tháng, NHCSXH chi trả đến NLĐ bị ngừng việc qua tài khoản hoặc tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay.
Hằng tháng, NHCSXH chi trả đến NLĐ bị ngừng việc qua tài khoản hoặc tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay.

Về điều kiện xét duyệt cho vay: Người SDLĐ có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho NLĐ theo Khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động; có tên trong danh sách người SDLĐ đủ điều kiện vay vốn để trả lương ngừng việc được Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phê duyệt (sau đây gọi chung là khách hàng vay vốn); Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019; Có nhu cầu vay vốn để trả lương ngừng việc cho NLĐ, có kế hoạch và cam kết trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho NHCSXH.

Về mức vay, lãi suất và thời hạn vay: Người SDLĐ được vay không quá 50% mức lương tối thiểu vùng/người/tháng, tối đa trong 3 tháng (từ tháng 4 đến hết tháng 6/2020). Trong đó, mức tiền lương tối thiểu vùng căn cứ theo quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động. Lãi suất cho vay là 0%/năm; lãi suất nợ quá hạn là 12%/năm. Đáng chú ý, khách hàng vay vốn không phải thực hiện bảo đảm tiền vay. Thời hạn cho vay do NHCSXH nơi cho vay và khách hàng vay vốn thỏa thuận nhưng không quá 12 tháng.

Về quy trình, thủ tục xét duyệt đủ điều kiện vay vốn: Theo quy định tại Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020, chậm nhất ngày 5 hằng tháng, người SDLĐ có nhu cầu gửi Hồ sơ đề nghị xét duyệt điều kiện vay vốn đến UBND quận, huyện nơi có trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư trú (đối với hộ kinh doanh, cá nhân). Trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, UBND quận, huyện thẩm định, tổng hợp danh sách, trình UBND tỉnh, thành phố. Trong 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của UBND quận, huyện, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định phê duyệt danh sách, gửi chi nhánh NHCSXH cùng cấp và người SDLĐ trong danh sách. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Sau khi khách hàng được phê duyệt đủ điều kiện vay vốn, khách hàng lập Hồ sơ đề nghị vay vốn NHCSXH. Trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ Hồ sơ vay vốn theo hướng dẫn của NHCSXH và Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, NHCSXH phê duyệt cho vay. Trường hợp không cho vay thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do đến người SDLĐ.

NHCSXH thực hiện phương thức cho vay trực tiếp đến khách hàng vay vốn. Số tiền khách hàng vay được NHCSXH nơi cho vay chi trả hàng tháng đến NLĐ bị ngừng việc trên cơ sở danh sách NLĐ bị ngừng việc đã được Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phê duyệt và theo đề nghị của khách hàng vay vốn.

Việc cho vay của NHCSXH được thực hiện đến hết ngày 31/7/2020.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.