Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Nỗi niềm công nhân xóm trọ

Tuấn Trình - 09:35, 08/04/2020

Công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định, không sắp xếp được thời gian trông con để bảo đảm công việc… đó là những khó khăn mà rất nhiều công nhân làm việc tại các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) đang phải đối mặt từ khi dịch Covid-19 bùng phát.

Nghỉ học, con các công nhân phải tự trông nhau trong mùa dịch
Nghỉ học, con các công nhân phải tự trông nhau trong mùa dịch

Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, kéo theo công việc thu nhập của người lao động bị giảm sút. Trong mùa dịch bệnh, tất cả học sinh đều phải ở nhà để bảo đảm an toàn, điều này cũng khiến không ít công nhân lao động phải đau đầu giải bài toán làm thế nào để vừa có thời gian trông con vừa bảo đảm công việc để có thu nhập. 

 Chị Trần Thị Bạch Yến, công nhân Công ty TNHH Canon - Việt Nam tranh thủ giờ nghỉ trưa vội vã về dọn dẹp nhà, lo cơm nước cho 2 con nhỏ. Chị Yến vừa nấu cơm, vừa chia sẻ với chúng tôi: “Hai cháu nhà tôi dù đã lớn và tự trông nhau được, nhưng tâm lý của tôi vẫn rất bất an khi để các cháu ở nhà mà không có người lớn. Nếu dịch Covid-19 cứ kéo dài, tôi buộc phải nhờ ông bà ở quê lên để trông các cháu cho an tâm”.

Còn chị Phạm Thị Hằng, công nhân Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam ở KCN Thăng Long, Võng La, Đông Anh (Hà Nội) cho biết, vì con còn quá nhỏ, lại không nhờ được người trông giữ nên phải gửi hai con nhỏ về Bắc Giang để nhờ cậy ông bà chăm sóc. Chị Hằng cho biết, cuối tuần chị lại về thăm con. Sốt ruột lắm nhưng chẳng còn cách nào vì vợ chồng chị không được nghỉ. Theo chị, đây cũng là biện pháp tốt để phòng dịch Covid-19 cho các cháu.

Nỗi lo phòng dịch, trông con cũng chỉ là một phần, công nhân tại các KCN, KCX còn phải đối mặt với mức thu nhập ngày càng giảm đi bởi một số nhà máy đã cho công nhân nghỉ luân phiên. Giải thích về vấn đề này, một số công nhân tiết lộ, là do nguồn nhập nguyên liệu rất khó khăn, đồng thời sản phẩm làm ra cũng rất khó tiêu thụ. Vì thế, việc cho công nhân luân phiên nghỉ là tất yếu hiện nay.

Chị Đinh Thị Vân là công nhân Công ty Yokowo, ở KCN Đồng Văn 2 (Hà Nam) cho hay, vì nguyên liệu nhập về giảm, số thời gian làm việc cũng giảm đi một nửa nên thu nhập vì thế cũng giảm đi nhiều. Trước đây, 1 tuần chị Vân đi làm đủ 7 ngày, tăng ca đủ, giờ thì chỉ làm 5 ngày và không có tăng ca.

“Trong mùa dịch bệnh này, chúng tôi mong muốn nhận được những sự hỗ trợ từ các tổ chức chính trị, xã hội và nếu có thể, thì chủ nhà trọ miễn hoặc giảm tiền nhà trọ cho chúng tôi. Nếu được như thế, cuộc sống của chúng tôi sẽ bớt khó khăn hơn”, đó là chia sẻ của hầu hết những công nhân tại khu nhà ở công nhân KCN Bắc Thăng Long, Đông Anh (Hà Nội) trong mùa dịch Covid-19.

Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Chủ tịch Công đoàn Các KCN, KCX Hà Nội cho biết: “Trong những ngày qua, Công đoàn các KCN, KCX Hà Nội đã yêu cầu, các công đoàn cơ sở chú trọng phối hợp bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cung cấp đủ nước uống, trang thiết bị bảo hộ... cho người lao động. Bên cạnh đó, các đơn vị theo dõi, quản lý tốt sức khỏe công nhân lao động, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, kiên quyết không để dịch lây lan trong doanh nghiệp. Các đơn vị tạm dừng tổ chức hoạt động tập thể để phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe công nhân lao động”.

Tin cùng chuyên mục
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.