Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ

Như Ý - 17:43, 10/08/2023

Hà thủ ô còn có tên khác như dạ gia đằng, dạ hợp, thủ ô... Đây là một trong những loại thảo dược được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền Việt Nam. Tuy hà thủ ô đỏ là loại cây dễ trồng ít bị sâu bệnh phá hại nhưng để trông hà thủ ô mang lại hiệu quả cao bà con cần lưu ý đến quy trình kỹ thuật trồng sau đây.

(Tổng hợp) Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ

Thời vụ trồng

Cây Hà thủ ô có thể trồng được ở vùng núi, trung du và những vùng đất cao không ngập nước của đồng bằng Băc Bộ.

Nên trồng vào vụ Xuân hoặc vụ Thu, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.

Chọn giống

Việc lựa chọn giống rất quan trọng khi trồng cây hà thủ ô. Bà con nên lựa chọn cây cao từ 20- 40cm, lá đều đẹp, không bị sâu bệnh, thân mập khỏe không dập xước.

Cũng có thể dùng củ hoặc dùng các đoạn hom dây bánh tẻ. Nên chọn các dây bánh tẻ có 2 – 3 mắt, giâm trong cát, tưới ẩm thường xuyên đảm bảo độ ẩm 90%. Sau 1 tháng, hom giâm ra rễ là có thể trồng.

(Tổng hợp) Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ 1

Chuẩn bị đất trồng

Chọn đất tơi xốp, đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ, tầng canh tác dày, ít sỏi đá, không ngập úng, tưới tiêu nước thuận tiện.

Đất cần được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 30 – 35 cm, mặt luống rộng 75 – 80 cm để trồng được hai hàng, rãnh luống rộng 30 cm để thuận tiện cho việc chăm sóc.

Sau đó bón lót 5kg phân chuồng hoai + 0,2kg supe lân hoặc 0,3kg phân NPK cho mỗi hố, đảo đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hà thủ ô đỏ

Trồng hà thủ ô dưới tán rừng tự nhiên: Căn cứ vào hiện trạng thực bì của đối tượng rừng trồng mà quyết định trồng theo băng, theo ô hay theo đám. Nếu trồng theo băng thì chừa rộng 1,5-2,5m, còn băng chặt rộng 1-1,5m được phát dọn sạch thực bì rồi cuốc hố trồng hà thủ ô trên đó. Trên các băng, khoảng cách giữa các cây là 60 – 80cm.

Trồng theo đám là chọn những khoảng rừng có độ tán che thích hợp rồi trồng rải rác cây hà thủ ô vào đó. Trồng sao cho khoảng cách tối thiểu giữa các cây từ 60 đến 80cm.

Trồng hà thủ ô dưới tán rừng trồng: Có thể trồng dưới tán keo, tán quế, sưa, sấu, hòe,… Sau khi trồng các cây trồng chính 1- 2 năm thì tiến hành trồng hà thủ ô xen vào giữa các hàng cây lấy gỗ, ăn quả, cây bóng mát. Đảm bảo khoảng cách giữa các cây hà thủ ô tối thiểu là 60 đến 80cm.

Trồng hà thủ ô trong vườn hộ gia đình: có thể trồng dưới tán các loại cây ăn quả như: mít, vải, nhãn, Bưởi, na…Đảm bảo khoảng cách giữa các cây ba kích tối thiểu là 60 đến 80cm.

Trồng hà thủ ô nơi đất trống: Có thể trồng hà thủ ô nơi đất trống như đất nương rẫy, đất đồi còn tốt. Trồng hà thủ ô với khoảng cách mật độ là: 50 đến 80cm và có giàn cho dây leo.

(Tổng hợp) Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ 2

Khi tiến hành trồng cây bà con dùng dao, kéo sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén nhẹ. Trồng xong cần tưới nước đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt.

Sau trồng khoảng 15 tháng cần phải cắm cọc cho hà thủ ô leo lên vì hà thủ ô vươn ngọn rất nhanh.

Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ có ngọn vươn lên. Trong 2 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2 – 3 lần và từ năm thứ 3 mỗi năm 1 – 2 lần.

Cần cuốc xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép. Năm thứ 2 bón bổ sung khoảng 3kg phân chuồng hoai hoặc 0,3kg NPK cho mỗi gốc.

Hà thủ ô đỏ ít bị sâu bệnh phá hại. Ở vùng đồi núi, hà thủ ô thường hay bị dế cắn gốc, có thể bắt bằng cách đổ nước vào hay làm bả cỏ non trộn lẫn thuốc diệt côn trùng đặt trước cửa hang. Ngoài ra cũng có thể bị rệp hại ngọn cây non hoặc bọ cánh cứng hại lá, có thể dùng thuốc trừ mornitor, ofatox phun nồng độ 0,2% hoặc có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học,…

(Tổng hợp) Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ 3

Thu hoạch

Sau trồng 2 năm cây có thể cho thu hoạch. Thu hoạch vào tháng 11-12 khi cây đã tàn lụi. Khi thu hoạch chỉ cần củ rửa sạch, cắt bỏ rễ con, thái thành miếng phơi khô để chống mốc. Có thể dùng tươi.

Chú ý:

Thường xuyên vun xới, làm sạch cỏ để cho gốc cây thông thoáng và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh chóng.

Không xới cỏ quá sâu, điều chỉnh độ che tán 30-40%.

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.