Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Hướng Phùng: Cần sớm có chỉ dẫn địa lý cho cây nghệ vàng

PV - 15:17, 09/04/2019

Những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa đã mạnh dạn chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng và chế biến nghệ vàng, từ đó góp phần nâng cao thu nhập, mở ra hướng đi mới trong làm ăn. Tuy nhiên, để hướng đến sản xuất hiệu quả và bền vững loại cây này, vấn đề xây dựng chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu cho sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của người dân.

Cần sớm được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý để nâng cao giá trị và phát triển bền vững cây nghệ vàng. Cần sớm được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý để nâng cao giá trị và phát triển bền vững cây nghệ vàng.

Gia đình chị Trần Thị Thạch, ở thôn Hướng Độ đã chế biến tinh bột từ cây nghệ vàng 4 năm nay. Trước đây, mỗi năm chị chế biến được từ 10-20 tấn nghệ tươi, nhưng từ khi đầu tư hệ thống máy quay ly tâm để vắt và hệ thống sấy điện tự động thì, mỗi năm gia đình chị chế biến được 40-50 tấn nghệ tươi. Theo chị, chế biến tinh bột nghệ tuy vất vả nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với bán củ tươi. Giá tinh bột nghệ hiện nay luôn dao động ở mức từ 300.000- 400.000 đồng/kg tùy từng loại nghệ.

Những năm qua, từ nghề chế biến tinh bột nghệ, trừ các chi phí mỗi năm, gia đình chị Thạch có thu nhập đều đặn khoảng hơn 100 triệu đồng. Tuy có lợi nhuận khá là vậy, nhưng vì không có chỉ dẫn địa lý và đăng ký nhãn hiệu nên gia đình chị Thạch luôn phải chật vật tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Giá thành thu mua phụ thuộc nhiều vào lái buôn nên năm nào sản phẩm của chị cũng bị hạ giá hoặc ép giá.

“Chúng tôi mong muốn các ngành chức năng cấp trên, địa phương cần sớm hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm tinh bột nghệ của Hướng Phùng, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho bà con cũng như để khách hàng ngày càng biết nhiều đến sản phẩm tinh bột nghệ của vùng đất Hướng Phùng”, chị Thạch mong muốn.

Hướng Phùng được xem là vùng đất khá phù hợp với cây nghệ vàng. Loại cây trồng này chịu hạn tốt, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc cũng như phân bón mà lại cho năng suất khá cao. Vì vậy, được sự khuyến khích của chính quyền địa phương, bà con nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi các diện tích cà phê kém hiệu quả sang trồng nghệ. Chỉ riêng năm 2018, toàn xã Hướng Phùng có gần 100ha nghệ cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt 12 tạ/ha. Hiện nay, tại địa phương cũng đã có hơn 20 hộ gia đình đầu tư dây chuyền chế biến tinh bột hiện đại.

Ông Phan Quốc Long, Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng cho biết: Về phía địa phương, dựa trên quy định của Nhà nước hiện cũng đã tiến hành hướng dẫn bà con thực hiện các thủ tục liên quan để đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn mác, thương hiệu sản phẩm nghệ và một số sản phẩm nông nghiệp khác. Đồng thời, địa phương cũng vận động bà con tập trung thực hiện chăm sóc cây nghệ cũng như các cây trồng chủ lực khác nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra cho nông sản, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.

ĐỨC VIỆT

Tin cùng chuyên mục
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất