Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Du lịch

Hút khách bằng du lịch biển, đảo

PV - 15:57, 22/02/2023

Du lịch biển, đảo là một trong những sản phẩm được yêu thích nhất và được xác định là sản phẩm đặc thù của Đà Nẵng. Khai thác tiềm năng du lịch biển luôn được ngành Du lịch Đà Nẵng chú trọng bằng việc tạo ra nhiều sản phẩm du lịch, dịch vụ, cùng các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch liên quan đến biển, để du lịch Đà Nẵng bứt phá, tạo điểm nhấn mới trong năm 2023.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các bãi biển du lịch Đà Nẵng đã nhộn nhịp trở lại khi đón lượng khách đông đúc. Việc làm mới các sản phẩm du lịch, mang đến những trải nghiệm thú vị cho khách là yêu cầu được ngành du lịch của thành phố đặt ra.

Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch biển, đảo phát huy thế mạnh, thu hút du khách, đơn vị đã giao nhiệm vụ cho Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng tăng cường tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trong mùa hè năm 2023, khai trương mùa du lịch biển 2023 dịp lễ 30/4, 1/5; chú trọng vào các hoạt động giải trí, hấp dẫn như trưng bày mô hình nghệ thuật trên bãi biển, thả diều nghệ thuật, không gian lễ hội ẩm thực miền biển Đà Nẵng, chuỗi các hoạt động về thể thao - giải trí biển, chuỗi các hoạt động về bảo vệ môi trường biển - trưng bày - triển lãm cộng đồng, chuỗi các hoạt động tại bãi biển đêm Mỹ An…

Bên cạnh đó, việc TP. Đà Nẵng triển khai các đề án trong năm 2023 như: Đề án phát triển kinh tế ban đêm, thí điểm chương trình “Đà Nẵng về đêm - Danang By Night”; tổ chức các sự kiện, lễ hội, đặc biệt là lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng; lễ hội du lịch Golf Đà Nẵng năm 2023, giải Golf Phát triển châu Á 2023; tiếp tục xúc tiến và mở các đường bay quốc tế mới, thu hút khách du lịch đường biển quốc tế… sẽ tạo sự bứt phá cho ngành du lịch thành phố.

Ông Nguyễn Đức Vũ, Trưởng BQL Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cho biết: “Vào dịp lễ 30.4, 1.5 năm nay, Ban quản lý dự kiến đưa vào vận hành bến thủy nội địa CT15 tại bán đảo Sơn Trà. Đưa vào khai thác các tour lặn nông ngắm san hô, vòng quanh bán đảo Sơn Trà, ngắm động vật hoang dã, tour câu cá cùng ngư dân. Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng đang quản lý 33,7 km khu vực biển, trong đó bãi biển công cộng là 15,8 km, còn lại là khu vực các dự án du lịch ven biển và các bãi biển chưa đưa vào phục vụ du lịch. Ông Vũ cho hay, các bãi biển Mỹ Khê, Phước Mỹ, Mỹ An, Non Nước… đã hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ du lịch biển như thể thao giải trí biển, hoạt động nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí về đêm, kết hợp tham quan các điểm đến nổi tiếng như danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bà Nà Hills, Hội An.

Đà Nẵng đặt mục tiêu phục hồi du lịch mạnh mẽ trong năm 2023, để đến năm 2030 khách lưu trú ước đạt khoảng 13 - 14 triệu lượt; mục tiêu tổng quát đến năm 2030 trở thành trung tâm du lịch và dịch vụ chất lượng cao, điểm đến sáng tạo của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Tầm nhìn đến năm 2045, Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch hàng đầu châu Á, là một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển, sinh thái cao cấp, sáng tạo, xanh, thông minh và tổ chức hội nghị, sự kiện lễ hội mang tầm quốc tế.

Năm 2005, tạp chí Forbes của Mỹ xếp bãi biển Đà Nẵng vào danh sách 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Mới đây, báo NZ Herald News của New Zealand đưa biển Đà Nẵng vào danh sách 7 bãi biển hàng đầu thế giới. Sự vinh danh của những phương tiện truyền thông quốc tế, là điều kiện thuận lợi để thành phố sông Hàn khai thác tiềm năng du lịch biển, thu hút khách trở lại, phục hồi mạnh mẽ ngành du lịch sau thời gian bị ảnh hưởng Covid-19. “Với lợi thếnày, ngành du lịch Đà Nẵng chủđộng triển khai nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá, thu hút khách; triển khai các đềán, sản phẩm liên quan du lịch biển, đồng thời bổ sung các sản phẩm mới, tổ chức thêm nhiều hoạt động, sự kiện hấp dẫn bên cạnh việc làm mới các sản phẩm, sự kiện đã định hình”, ông Vũ kỳ vọng. 

Tin cùng chuyên mục
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.