Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Huy động nhiều nguồn lực phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS trên địa bàn TP. Cần Thơ

Như Tâm - 18:28, 20/02/2024

Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về thí điểm một số chính sách đặc thù phát triển Cần Thơ là động lực quan trọng Thành phố trở thành trung tâm tăng trưởng của Đồng bằng sông Cửu Long. Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết, Thành phố đã bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Đón Xuân này, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn Thành phố thêm phấn khởi với những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực, củng cố thêm niềm tin về một thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại. Đây là cơ hội để thành phố trực thuộc Trung ương hướng đến tỷ lệ hộ nghèo không đáng kể trong thời gian sớm nhất.

Theo ông Trần Việt Trường Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, NQ45/2022/QH15 đã tạo sức bật để Cần Thơ phát huy tiềm năng, lợi thế
Theo ông Trần Việt Trường Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, NQ45/2022/QH15 đã tạo sức bật để Cần Thơ phát huy tiềm năng, lợi thế

Bệ phóng vững chắc

Đón năm mới 2024, Cần Thơ vừa tròn hai mươi năm trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương (2004 – 2024). Sau 20 năm, thành phố đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tổng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 2004 - 2010 tăng bình quân 15,18%/năm; giai đoạn 2011 - 2023 tăng bình quân 5,64%. Quy mô nền kinh tế tiếp tục được mở rộng, hàng năm đóng góp khoảng 1,2% GDP cả nước và khoảng 9,5% GRDP của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Năm 2024 cũng là thời điểm tròn 2 năm thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết số 45/2022/QH15, ngày 11/1/2022 của Quốc hội khóa XV về thí điểm một số chính sách đặc thù phát triển Cần Thơ (NQ45). Những cơ chế, chính sách đặc thù đã bước đầu giúp thành phố hội tụ được những lợi thế quan trọng, tạo ra cơ hội cho sự bứt phá và phát triển.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ khẳng định, NQ45 là “chìa khóa” bảo đảm cho thành phố tận dụng tối đa lợi thế, cơ hội để phát triển. Nghị quyết cho phép thành phố thực hiện nhiều cơ chế đặc thù; trong đó chú trọng vào các lĩnh vực quan trọng như: quản lý tài chính, đất đai, thu nhập công chức, thu hút đầu tư...

Với nỗ lực của Đảng bộ và chính quyền, sự đồng lòng, chung sức của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, cùng cơ chế hỗ trợ của Trung ương, sau 2 năm thực hiện NQ45, TP. Cần Thơ đã nhanh chóng đạt được một số nhiệm vụ, mang lại hiệu quả bước đầu.

Giai đoạn 2021 - 2025, TP. Cần Thơ có 6 đơn vị cấp xã, 30 khu vực (ấp) thuộc vùng DTTS. Hết năm 2023, thành phố có 31/36 xã nông thôn mới nâng cao và 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 100% xã và ấp có đường ô tô đến trung tâm xã được trải nhựa hoặc bê tông và bảo đảm giao thông trong mùa mưa lũ; 100% hộ đồng bào DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia và sử dụng điện an toàn.”

“Qua triển khai thực hiện nội dung Nghị quyết đã góp phần nâng cao vị thế, vai trò của thành phố, nhất là tính liên kết trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển của thành phố nói riêng và của cả vùng ĐBSCL nói chung, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, ông Trường nhấn mạnh.

Tập trung ưu tiên “vùng trũng”

Cụ thể hóa NQ 45, trước khi khép lại năm 2023, ngày 10/12, Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch thành phố được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo quy hoạch, đến năm 2030, TP. Cần Thơ là trung tâm tăng trưởng của vùng ĐBSCL. Đến năm 2050, Cần Thơ sẽ trở thành thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc sông nước vùng ĐBSCL.

Quy hoạch với tầm nhìn dài hạn sẽ phát huy hiệu quả các lợi thế của TP. Cần Thơ, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của vùng ĐBSCL và của cả nước. Với NQ 45, thành phố sẽ có thêm các động lực mới để phát triển nhanh và bền vững, nhất là ở những địa bàn “vũng trũng” có đồng bào DTTS sinh sống, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn.

Lãnh đạo TP. Cần Thơ luôn quan tâm, động viên kịp thời những gương điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS
Lãnh đạo TP. Cần Thơ luôn quan tâm, động viên kịp thời những gương điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS

Theo ông Lê Trung Kiên - Trưởng Ban Dân tộc TP. Cần Thơ, với nguồn lực đầu tư của Trung ương, của thành phố, hiện Cần Thơ không còn xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo DTTS trên địa bàn còn 54 hộ, chiếm 0,54% trên tổng số hộ DTTS thành phố. Năm 2024, Cần Thơ phấn đấu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của Trung ương.

Một trong những động lực phát triển vùng đồng bào DTTS của TP. Cần Thơ là triển khai Chương trình MTQG 1719 với tổng vốn thực hiện 69,084 tỷ đồng từ ngân sách địa phương. Từ năm 2022 đến nay, thành phố đã bố trí thực hiện 17,792 tỷ đồng để thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ thuộc Chương trình trên địa bàn.

Xác định thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, thời gian qua, thành phố đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ đồng bào các DTTS phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững. Đặc biêt, đầu tư xây dựng 3 khu dân cư cho đồng bào DTTS và bố trí cho 253 hộ ổn định cuộc sống; bố trí đất xây dựng Trường phổ thông Việt Hoa, đáp ứng nhu cầu học tập của con em người Hoa trên địa bàn...

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết, một trong những “bệ đỡ” quan trọng để tập trung nguồn lực phát triển thành phố nói chung, vùng đồng bào DTTS thành phố nói riêng là những cơ chế đặc thù từ NQ 45. Nghị quyết tạo sức bật để Cần Thơ phát huy tiềm năng, lợi thế để tăng tốc trong phát triển kinh tế - xã hội, trở thành trung tâm tăng trưởng của vùng ĐBSCL, tạo đột phá trong phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của thành phố.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.