Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Huyền bí Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn

Giang Lam - 10:50, 03/02/2023

Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang) là tín ngưỡng nguyên thủy sơ khai, niềm tin vào thế giới thần linh và những thế lực siêu nhiên. Theo thông lệ đầu Xuân, các thầy cúng trong bản sẽ mở hội lễ Nhảy lửa (cầu lửa) để chiêu mộ học trò, truyền nghề thầy cúng.

  

Nhảy múa trong đống than rực hồng
Nhảy múa trong đống than rực hồng

Nghi lễ được tổ chức ở một khoảng sân chung, rộng ở thôn và chia làm hai phần: nghi lễ cúng trước khi mặt trời lặn diễn ra khoảng 3 - 4 tiếng và nhảy lửa sau khi trời tối diễn ra trong khoảng 1 tiếng.    

Thầy cúng bắt đầu làm lễ.
Thầy cúng bắt đầu làm lễ.

Phần đầu là phần thầy cúng gọi mời thần linh và "âm binh" tới tham gia lễ và nhập vào các học trò. Thầy ngồi trên một chiếc ghế dài để cúng thần linh, tay cầm que sắt gõ vào một thanh sắt phía dưới ghế, phát ra những âm thanh gấp gáp liên tục từ 3 đến 4 giờ đồng hồ. Trước mỗi buổi lễ, thầy mo cúng khấn thần linh phù phép cho những người đàn ông Pà Thẻn có được sức mạnh phi thường để nhảy vào đống lửa.

Thầy cúng đọc văn khấn mời gọi thần linh chứng dám và chở che, phù hộ cho nghi lễ.
Thầy cúng đọc văn khấn mời gọi thần linh chứng dám và chở che, phù hộ cho những chàng thanh niên có được sức mạnh để thực hiện nghi lễ nhảy lửa.

Phần hai là nghi lễ nhảy lửa diễn ra từ khi mặt trời lặn. Lúc này, một đống lửa to đã được đốt sẵn cháy thành than đỏ rực ngay gần đó. Những người tham gia nhảy lửa sẽ thay nhau nhảy vào đống than hồng, dùng cả tay và chân trần để phá cho tới khi tàn lửa. Khi nhảy, họ nhắm mắt và như được thần dẫn đi nên bản thân họ không biết là đang lao vào đống lửa. Vì thế, sau khi nhảy vào lửa, chân tay họ không hề bị bỏng, đau đớn hay trầy xước.

Mâm cúng của người Pà Thẻn tại lễ hội.
Mâm cúng của người Pà Thẻn tại lễ hội.
Lửa bắt đầu cháy lên cũng là lúc các vị thần nhập vào các thanh niên đang ngồi chờ, thân hình họ bắt đầu rung lên.
Lửa bắt đầu cháy lên cũng là lúc các vị thần nhập vào các thanh niên đang ngồi chờ, thân hình họ bắt đầu rung lên.

Sau khi đống lửa tàn, thầy cúng chiêu mộ các học trò về lại hàng chiếu phía sau để kết thúc lễ. Họ cảm ơn các vị thần đã tới dự lễ chung vui cùng dân làng, cầu mong các vị thần phù hộ cho dân làng được ấm no, mạnh khỏe, hẹn lần nhảy lửa sau sẽ lại mời các thần xuống tham gia.

Các thanh niên từ từ đi vào trạng thái như bị thôi miên để bắt đầu bước vào nghi lễ.
Các thanh niên từ từ đi vào trạng thái như bị thôi miên để bắt đầu bước vào nghi lễ.
Nhảy lửa
Nhảy lửa
Những thanh niên dường như có một sức mạnh vô hình, kỳ bí khi “giao hòa” cùng lửa.
Những thanh niên dường như có một sức mạnh vô hình, kỳ bí khi “giao hòa” cùng lửa.
"Vũ điệu hoa lửa" của các chàng trai Pà Thẻn. Ảnh: Lê Đức
"Vũ điệu hoa lửa" của các chàng trai Pà Thẻn. Ảnh: Lê Đức
Một thế giới tâm linh, huyền bí tạo nên nét đặc sắc cho Lễ hội. Ảnh: Lê Đức.
Một thế giới tâm linh, huyền bí tạo nên nét đặc sắc cho Lễ hội. Ảnh: Lê Đức.


Kết thúc Lễ hội nhảy lửa khi than đã tàn, nhân dân và du khách đều trầm trồ trước sự kỳ bí trong tín ngưỡng của người Pà Thẻn.
Kết thúc Lễ hội nhảy lửa khi than đã tàn, nhân dân và du khách đều trầm trồ trước sự kỳ bí trong tín ngưỡng của người Pà Thẻn.
Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.