Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Kết nối cung cầu – Nâng tầm nông sản

Thuý Hồng - 15:24, 02/07/2021

Ngày 2/7, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Truyền hình Quốc hội Việt Nam và UBND tỉnh Sơn La tổ chức Chương trình Tọa đàm Diễn đàn nông nghiệp 4.0 với chủ đề “Kết nối cung cầu – Nâng tầm nông sản”. Tọa đàm diễn ra theo hình thức trực tuyến.

Kết nối cung cầu để đưa sản phẩm nông sản tới tay người tiêu dùng. Ảnh: minh hoạ
Kết nối cung cầu để đưa sản phẩm nông sản tới tay người tiêu dùng. Ảnh: minh hoạ

Tham dự Toạ đàm, tại đầu cầu Hà Nội có ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; bà Đoàn Thị Thanh Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm khuyến nông Quốc gia; đại diện Sàn thương mại điện tử Viettel. Tại đầu cầu Sơn La có ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; đại diện các sở, ngành liên quan, nông dân tiêu biểu, đại diện doanh nghiệp tiêu thụ nông sản. 

Tại buổi Tọa đàm các đại biểu đã thảo luận các vấn đề đẩy mạnh liên kết cung cầu, quảng bá nông sản địa phương, kiến nghị các chính sách phù hợp cho sản xuất và tiêu thụ nông sản trong đại dịch Covid-19, hướng tới xây dựng vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.

Các đại biểu cũng đã đưa ra những giải pháp đồng bộ từ tiêu thụ trong nước đến xuất khẩu. Cần tập trung vào chế biến sâu đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Cần sản xuất theo đơn hàng, không chạy theo số lượng sản phẩm, tránh ùn ứ. Kéo dài dải vụ các sản phẩm, giảm áp lực thời vụ và giảm áp lực giá, tạo giá trị cho sản phẩm. Cần tăng cường liên kết 6 nhà: Nhà nước, nhà nông, doanh nghiệp, ngân hàng, nhà khoa học, nhà phân phối để phát huy nội lực từng nhà, tạo ra những vùng nông sản chất lượng cao, tăng giá trị kinh tế cho nông sản quốc gia.

Theo bà Đoàn Thị Thanh Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cần phải xây dựng các vùng chuyên canh, quy mô lớn, dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Có chính sách hỗ trợ từ Trung ương đến địa phương để tạo điều kiện cho người dân ứng dụng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ vốn, khai thác các hiệp định tự do thương mại. Cần có chính sách xây dựng bảo hộ các nhãn hiệu cho các mặt hàng nông sản Việt…

Cấp mã số vùng trồng là một trong những tiêu chí để xuất khẩu nông sản. Ảnh: minh hoạ
Cấp mã số vùng trồng là một trong những tiêu chí để xuất khẩu nông sản. Ảnh: minh hoạ

Từ kinh nghiệm của Sơn La trong việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, ông Nguyền Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: Để xuất khẩu được các sản phẩm nông sản, Sơn La đã thành lập Ban Chỉ đạo sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản từ tỉnh đến các địa phương. Trong thời gian tới, Sơn La sẽ tập trung sản xuất theo chiều sâu. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để mang lại sản lượng lớn, tăng giá trị sản phẩm…

Phát biểu tại buổi Toạ đàm, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp xây dựng sản phẩm thương hiệu quốc gia, như: Tôm, gạo, cà phê, cá tra… Để thúc đẩy quá trình tiêu thụ nông sản, Bộ đang xây dựng các giải pháp như: Xây dựng các vùng nguyên liệu, cấp mã số vùng trồng, chuyển giao khoa học, tổ chức liên kết sản xuất, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá về năng lực của ngành chế biến nông sản. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các chuỗi liên kết giữa Hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân để tiêu thụ nông sản; đẩy mạnh tiêu thụ nông sản điện tử; phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ rào cản kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu…

Tại buổi Toạ đàm, đại diện các doanh nghiệp thu mua nông sản và sàn thương mại điện tử cũng đã cam kết đồng hành cùng các địa phương trong tiêu thụ nông sản. 

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Xã Tân Hưng (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) là địa điểm được khảo sát và lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu “Phát triển mô hình làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với BĐKH vùng đồng bào DTTS và miền núi”, do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện, Ủy ban Dân tộc là cơ quan quản lý.