Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Khắc họa hình tượng về tranh Đông Hồ bằng ngôn ngữ ballet

PV - 15:19, 09/03/2023

Ngày 22 - 23/3, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) sẽ ra mắt người yêu nghệ thuật múa vở ballet mới mang tên “Đông Hồ” của biên đạo Nguyễn Ngọc Anh - người Anh gốc Việt, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Một trong những nét độc đáo nữa của vở ballet Đông Hồ còn nằm ở thiết kế tối giản của trang phục, sân khấu. Ảnh: VNOB
Một trong những nét độc đáo nữa của vở ballet Đông Hồ còn nằm ở thiết kế tối giản của trang phục, sân khấu. Ảnh: VNOB

Vở ballet Đông Hồ được xây dựng với chuỗi các bức tranh như Hứng dừa; Đám cưới chuột; Đánh ghen; Vinh quy bái tổ, Lý ngư vọng nguyệt… được vẽ bằng vũ điệu ballet cổ điển thế giới. Đó chính là sự độc đáo của Đông Hồ khi truyền thống hội hoạ dân gian kết hợp cùng nghệ thuật cổ điển và đương đại của thế giới.

Tranh Đông Hồ, với những giá trị mang tính văn hoá độc đáo, đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia, và trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo nhiều sản phẩm độc đáo và ấn tượng trong nhiều lĩnh vực như thời trang, hội họa, âm nhạc,...

Song, tranh Đông Hồ hiếm khi được sử dụng làm chất liệu để sáng tạo qua các hình thức nghệ thuật như múa đương đại, ballet, âm nhạc cổ điển,... Đây cũng chính là lý do khiến biên đạo múa Nguyễn Ngọc Anh mang ý tưởng vẽ tranh Đông Hồ bằng vũ điệu uyển chuyển của đôi giày mũi cứng qua chuyển động mềm mại, thanh thoát và quý phái của các nghệ sĩ ballet.

Hình ảnh của vở ballet. Ảnh: VNOB
Hình ảnh của vở ballet. Ảnh: VNOB

Nói về tác phẩm này, biên đạo múa Ngọc Anh chia sẻ: “Tôi rất muốn mang đến cho Đông Hồ một linh hồn mới, bằng nét vẽ mới, không phải chỉ là khuôn dập gỗ, hay những thiết kế trang phục, mà bằng "ngòi bút" sắc sảo tạo nên bởi đôi giày mũi cứng của người nghệ sĩ múa ballet. Mặt khác, dù sống ở nước ngoài, nhưng tâm hồn tôi vẫn là người Việt, vẫn muốn mang hồn Việt đến với nghệ thuật cổ điển nước ngoài, khiến công chúng vừa được đến với những chân trời mới của nghệ thuật mà vẫn giữ được niềm tự hào của văn hóa truyền thống dân tộc”.

Nói về ý tưởng đưa Đông Hồ lên sân khấu ballet, ông Phan Mạnh Đức, Giám đốc VNOB, cho biết: “Vẫn đi theo tôn chỉ của nhà hát là đưa nghệ thuật hàn lâm nói chung và ballet nói riêng đến gần hơn với công chúng Việt, VNOB quyết định xây dựng Đông Hồ với mong muốn gắn kết hơn nữa, làm mới hơn nữa sợi dây kết nối giữa nghệ thuật hội họa truyền thống với nghệ thuật ballet cổ điển thế giới. Để người yêu múa không còn cảm thấy sự xa vời của nghệ thuật dân gian truyền thống, mà nó đã và đang hiển hiện trong từng vũ khúc ballet cổ điển của phương Tây”.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.