Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khai mạc Lễ hội Hoa Ban gắn với ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hoàng Khánh - 19:09, 06/03/2022

Chương trình khai mạc Lễ hội Hoa Ban năm 2022 của tỉnh Điện Biên vừa được Ban tổ chức điều chỉnh thời gian vào đúng ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ (13/3/1954). Trong kế hoạch trước đó, Lễ hội Hoa Ban năm 2022 được tổ chức khai mạc vào 20h ngày 12/3/2022.

Chương trình khai mạc Lễ hội Hoa Ban năm 2022 được điều chỉnh thời gian vào đúng ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ (13/3/1954)
Chương trình khai mạc Lễ hội Hoa Ban năm 2022 được điều chỉnh thời gian vào đúng ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ (13/3/1954)

Theo thông báo điều chỉnh của Ban tổ chức Lễ hội Hoa Ban tỉnh Điện Biên, chương trình khai mạc sẽ được tổ chức vào 20h ngày 13/3/2022 để gắn với ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ 68 năm trước (13/3/1954). Chương trình khai mạc với chủ đề “Lung linh miền hoa ban” là điểm nhấn quan trọng nhất rong Lễ hội Hoa Ban năm nay. Để tạo ý nghĩa cho lễ hội, lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật với nhiều tiết mục rất đặc sắc, được đầu tư công phu về âm nhạc, kỹ xảo, hình ảnh hiện đại...

Ngay thời điểm này, lên với Điện Biên vào dịp Lễ hội Hoa Ban, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của loài hoa ban - đặc trưng vùng Điện Biên Tây Bắc, còn có dịp thưởng thức các tiết mục văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của đồng bào các dân tộc nơi đây. Những tiết mục nghệ thuật trong Lễ hội Hoa Ban năm nay sẽ là sự hòa quyện tình đất, tình người Điện Biên, gửi tới du khách và khán giả gần xa.

Ngoài ra nhiều hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch của Điện Biên được tổ chức trong Lễ hội; giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của các địa phương trong tỉnh, không gian văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc Điện Biên.

Tin cùng chuyên mục
Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Đảng ta luôn xác định, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển. Việc thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc là một đảm bảo quan trọng cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Chủ trương đó đã được thể chế hóa bằng các nghị quyết, nghị định, quyết định và văn bản quy phạm pháp luật để triển khai trong thực tiễn.