Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Du lịch

Khai mạc Lễ hội văn hóa dân gian trong đời sống đương đại

Nguyệt Anh - 12:45, 12/12/2020

Tối 11/12, tại vườn hoa Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) UBND TP. Hà Nội đã khai mạc Lễ hội văn hóa dân gian trong đời sống đương đại Hà Nội 2020.

Màn trống hội tại Lễ khai mạc.
Màn trống hội tại Lễ khai mạc.

Đây là lần thứ hai Lễ hội văn hoá dân gian trong đời sống đương đại được tổ chức, sau lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 11/2019, khi Hà Nội gia nhập Mạng lưới các thành phố Sáng tạo của UNESCO.

Lễ hội giới thiệu các làng nghề thủ công truyền thống với sự tham gia của các nghệ nhân trình diễn quy trình thực hành. Nhiều sản phẩm nghề thủ công truyền thống có thiết kế sáng tạo, đang được gìn giữ, phát huy giá trị trong đương đại, gồm: Nghề đúc đồng Ngũ Xã (quận Ba Đình); dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông); đậu bạc Định Công (Hoàng Mai); dệt tơ tằm, tơ sen Phùng Xá (huyện Mỹ Đức); nón lá Vĩnh Thịnh, đúc đồng Trường Tâm (huyện Thanh Trì); quạt giấy, mộc Chàng Sơn, mây tre giang đan, chuồn chuồn tre Thạch Xá (huyện Thạch Thất); áo dài Trạch Xá, nhạc cụ dân tộc (huyện Ứng Hoà)... Người dân không chỉ thưởng lãm các sản phẩm thủ công truyền thống, lịch sử làng nghề mà còn được xem và tự tay trải nghiệm quy trình làm nghề.

Các nghệ nhân trình diễn nặn tò he.
Các nghệ nhân trình diễn nặn tò he.

Khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ, dọc đường Đinh Tiên Hoàng, phố Lê Thạch, người dân Thủ đô và du khách được mãn nhãn với không gian mỹ thuật dân gian trong đời sống đương đại. Các nghệ nhân không chỉ trình diễn, thực hành quy trình làm nên các sản phẩm làng nghề độc đáo, mà còn giới thiệu tới người dân và du khách những nét đổi mới trong việc giữ gìn văn hóa truyền thống cũng như phát huy giá trị làng nghề trong đời sống đương đại.Qua đó, người dân, du khách hiểu hơn những nỗ lực của chính quyền và người dân trong việc bảo tồn, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống (nghệ thuật nặn tò he Xuân La); sản phẩm thủ công (mây tre đan, làm quạt giấy, làm nón lá); sản phẩm mang đậm yếu tố đương đại (dòng tranh mới được ghép từ các mảnh lụa, vải,...).

Sản phẩm đúc đồng thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.
Sản phẩm đúc đồng thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.

Đặc biệt, không gian này còn có khu vực giới thiệu hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ phát triển áo dài ngũ thân truyền thống Đình Làng Việt; khu vực giới thiệu không gian giao lưu, trải nghiệm văn hóa về Làng...

Trong tối khai mạc, công chúng được thưởng thức nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc như: múa trống, hát ca trù, xẩm...

Không gian mỹ thuật dân gian với các sản phẩm thủ công mây tre đan.
Không gian mỹ thuật dân gian với các sản phẩm thủ công mây tre đan.

Trong khuôn khổ lễ hội, tối 12/12, sẽ có Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội. Liên hoan sẽ giới thiệu những di sản độc đáo như: Hát ca trù, hát ví, hát dô (huyện Quốc Oai), hát chèo Tàu (huyện Đan Phượng), hát trống quân (huyện Phúc Thọ), hát xẩm, múa rối cạn Tế Tiêu (huyện Mỹ Đức), múa cồng chiêng của người Mường (huyện Thạch Thất)...

Lễ hội kết thúc vào 13/12.

Những tiểu cảnh sắp đặt và không gian mỹ thuật tại bờ hồ Hoàn Kiếm thu hút du khách tham quan, chụp ảnh.
Những tiểu cảnh sắp đặt và không gian mỹ thuật tại bờ hồ Hoàn Kiếm thu hút du khách tham quan, chụp ảnh.
Gian hàng trưng bày đồ mỹ nghệ sơn mài
Gian hàng trưng bày đồ mỹ nghệ sơn mài
Tin cùng chuyên mục
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.