Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024

Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng


TIN TỨC Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”
Các hoạt động mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS ngay tại Thủ đô Hà Nội

Các hoạt động có sự tham gia của hơn 100 người của 16 dân tộc đang hoạt động hằng ngày và 45 đồng bào dân tộc Lô Lô, Mông, Tày, Nùng, Dao (tỉnh Cao Bằng).

Trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng và quốc tế lao động dịp 30/4-1/5, các hoạt động được tổ chức với chủ đề “Ngày hội non sông thống nhất”, gồm tái hiện chợ phiên vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng", giới thiệu đặc sản truyền thống, văn hóa dân tộc, trò chơi dân gian tại chợ vùng cao do chính những cộng đồng dân tộc thực hiện, giới thiệu phục vụ du khách.

Không gian chợ là sự kết hợp giữa không gian hội xuống chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, không gian ẩm thực, sản vật với sắc màu của các dân tộc Lô Lô, Mông, Tày, Nùng, Dao (Cao Bằng)... Trung tâm của chợ vùng cao là các gian hàng của địa phương điểm nhấn (Cao Bằng)... trưng bày giới thiệu các sản vật dân tộc: (rau củ quả: rau cải, măng khô, măng tươi, su su, các loại gia vị đặc trưng..., ẩm thực (các món ăn đặc trưng của dân tộc Mông: thắng cố, rượu ngô, xôi nếp màu, gà nướng, thịt lợn, cơm lam, cá nướng...), giới thiệu văn hóa - du lịch của tỉnh Cao Bằng (trưng bày triển lãm ảnh, sách, tờ rơi quảng bá du lịch…), giới thiệu lịch sử, quy trình, nguyên liệu, chế biến một số món ăn dân tộc đặc trưng độc đáo như nấu rượu, làm xôi ngũ sắc, quy trình dệt vải, làm hương, nghề in sáp ong...

Bên cạnh đó còn có hoạt động tái hiện Lễ cầu mưa của dân tộc Lô Lô với sự tham gia của khoảng 15 nghệ nhân Lô Lô (Cao Bằng). Đồng thời các dân tộc cư trú tại Làng cũng có các hoạt động hằng ngày giới thiệu về văn hóa, ẩm thực, trò chơi dân gian, các hoạt động trải nghiệm… đáp ứng nhu cầu của các nhóm đoàn, phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.