Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Khánh Hoà: Bàn giao 10 bộ đàn đá Khánh Sơn đến các xã, vùng đồng bào DTTS

Cát Tường - 11:45, 26/05/2022

UBND huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) vừa tổ chức lễ bàn giao 10 bộ đàn đá cho 8 xã, thị trấn vùng đồng bào DTTS và Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thuộc huyện.

 Công tác truyền dạy và phát huy giá trị đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa
Công tác truyền dạy và phát huy giá trị đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa

Theo đó, lãnh đạo Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Khánh Sơn và 8 xã, thị trấn đã ký kết biên bản bàn giao và cam kết sẽ tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị đàn đá Khánh Sơn và tích cực sử dụng các bộ đàn đá trong những dịp sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, văn nghệ tại địa phương. 

Được biết, từ cuối năm 2019 đến nay, huyện Khánh Sơn đã triển khai thực hiện Đề án phục chế và nâng cao giá trị đàn đá Khánh Sơn. Sau gần 3 năm triển khai Đề án, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên đến nay, đơn vị thực hiện là Cơ sở chế tác đàn đá Đông Phương (TP. Nha Trang) đã hoàn thành việc phục chế 10 bộ đàn đá (từ 14-16 thanh/bộ) và bàn giao 2 bộ cho Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Khánh Sơn, 8 bộ cho 8 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Tất cả những bộ đàn đá này đều được chế tác từ loại đá Rhyolite khai thác tại Khánh Sơn, bảo đảm về kích thước và âm lượng kêu vang, có thể biểu diễn độc tấu, hòa tấu cùng các loại nhạc cụ khác trong những dịp sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại cộng đồng hoặc biểu diễn phục vụ du khách.

Sau lễ bàn giao, UBND huyện Khánh Sơn đã khai giảng lớp bồi dưỡng đàn đá với 31 học viên là các thanh, thiếu niên, học sinh trên địa bàn huyện, nhằm góp phần đưa đàn đá trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào Raglai, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của loại nhạc cụ này.

Tin cùng chuyên mục
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.