Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Khánh Hòa: Đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực vùng DTTS

Thành Nhân - 10:49, 27/07/2020

Tỉnh Khánh Hòa có hơn 30 DTTS, sinh sống chủ yếu tại hai huyện miền núi Khánh Vĩnh và Khánh Sơn. Toàn tỉnh có hơn 8.000 học sinh, sinh viên (HSSV) là con em đồng bào DTTS đang học tập tại các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông, cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh.

 Những năm qua, học sinh miền núi luôn được các cấp, ngành tỉnh Khánh Hòa quan tâm để có điều kiện học tập.
Những năm qua, học sinh miền núi luôn được các cấp, ngành tỉnh Khánh Hòa quan tâm để có điều kiện học tập.

Kết quả tích cực

Nhiều năm nay, Khánh Hòa được xem là một trong những địa phương đi đầu trong việc triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách đào tạo nguồn nhân lực vùng DTTS. Ngoài các chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ, hằng năm, tỉnh còn thực hiện chế độ trợ cấp kinh phí đi học cho HSSV DTTS ngay từ khi học mẫu giáo đến khi học xong đại học như: Miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng và dụng cụ, chi phí học tập… Năm 2019, tổng kinh phí Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã thực hiện chế độ cho HSSV DTTS hơn 1,8 tỷ đồng.

Ông Lê Đình Thuần, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Khánh Hòa cho biết: Để thực hiện tốt các chính sách dành cho HSSV DTTS, Sở đã phối hợp với các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể và 2 huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh triển khai thực hiện và đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập, giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông đối với đồng bào DTTS. Đồng thời, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất nâng cao chất lượng học tập. Đến nay, mạng lưới trường học đã được phủ kín và ngày càng kiên cố, tỷ lệ HS vùng DTTS ra lớp tăng hằng năm, tỷ lệ lưu ban, bỏ học giảm, chất lượng học tập có nhiều tiến bộ.

Năm học 2019 - 2020, toàn tỉnh có 456 HSSV người DTTS theo học tại 42 trường trung cấp nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học trên cả nước. Trong đó, đại học có 105 em, cao đẳng có 99 em, trung cấp nghề có 252 em.

Năm 2019, có 7 SV cử tuyển tốt nghiệp đại học đang được các địa phương bố trí việc làm. Tính đến cuối năm 2019, tỉnh có 10 SV đang theo học chế độ cử tuyển tại các trường đại học.

Định hướng ngành nghề phù hợp

Theo Sở GD&ĐT Khánh Hòa, việc lựa chọn ngành nghề của HSSV DTTS mấy năm trở lại đây đã từng bước đi đúng hướng và phù hợp với nhu cầu xã hội. Năm học 2019 - 2020, tỷ lệ theo học ngành Sư phạm giảm, chỉ còn 14,7%, trong khi đó, tỷ lệ theo học các ngành kỹ thuật tăng lên 62,1%. Ngoài ra, còn có các ngành: Y dược, du lịch, kinh tế, luật… Năm học 2018 - 2019, số HSSV đạt kết quả học tập xuất sắc, giỏi, khá là 230 em, tăng 4% so với năm học trước.

Những HSSV DTTS sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đã về phục vụ quê hương, góp phần bổ sung đáng kể nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.

Hiện tại, ngành Giáo dục Khánh Hòa đang tiếp tục phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người dạy, người học và cơ sở giáo dục vùng DTTS; làm tốt công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho HS; phối hợp thực hiện tốt việc bố trí công tác cho các HSSV sau khi được đào tạo phù hợp với ngành nghề, trình độ…


Tin cùng chuyên mục
Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 70%, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.