Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khi đồng bào Rơ Măm quyết tâm thoát nghèo: Sức bật từ chính sách (Bài 3)

H.Đại - 17:18, 29/08/2022

Từ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền, sự thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nỗ lực vươn lên mà đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Rơ Măm ở Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã có bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS, miền núi đang kỳ vọng sẽ tạo ra sức bật mạnh mẽ để đồng bào Rơ Măm thoát nghèo bền vững.

Nhà rông văn hóa được đầu tư xây dựng khang trang
Nhà rông văn hóa của đồng bào Rơ Măm ở làng Le

Thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg, ngày 30/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025”, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tạo mọi điều kiện để dân tộc Rơ Măm vươn lên hòa nhập với sự phát triển chung, trong đó phải kể đến Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc thiểu số rất ít người Rơ Măm tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

Mục tiêu của đề án này là, duy trì, phát triển, nâng cao vị thế của dân tộc Rơ Măm; tập trung giảm nghèo, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào một cách bền vững, giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển với các dân tộc khác trong vùng; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu tại làng làng Le nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Rơ Măm; góp phần xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tổng kinh phí để thực đề án hỗ trợ phát triển cho dân tộc Rơ Măm là 90,883 tỷ đồng.

Trong các năm 2019 và 2020, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã tập trung hỗ trợ cho dân tộc Rơ Măm xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng các thôn, làng, phấn đấu theo định hướng tiêu chí nông thôn mới, với các nội dung: Xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, sửa chữa nhà rông; hỗ trợ phát triển sản xuất; nâng cao năng lực, trình độ sản xuất; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc; đẩy mạnh giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội,… nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, với tổng kế hoạch vốn thực hiện trên 32 tỷ đồng.

Ngoài ra, dân tộc Rơ Măm còn được đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình, chính sách dân tộc khác như: chính sách định canh định cư; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo và các chương trình, chính sách hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi, máy móc, công cụ phục vụ sản xuất...

Ông Đinh Quốc Tuấn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum cho biết, qua gần 5 năm triển khai thực hiện đề án hỗ trợ, bảo tồn, phát triển dân tộc Rơ Măm, tỉnh Kon Tum đã đầu tư, hỗ trợ tương đối đồng bộ trên các lĩnh vực và đạt nhiều kết quả tích cực. Đến nay, đồng bào dân tộc Rơ Măm đã biết làm ruộng nước hai vụ, trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, như: cao su, bời lời, cà phê, chăn nuôi gia súc..., từng bước tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất các loại cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt, nhà ở của tất cả các hộ dân của dân tộc Rơ Măm đã được hỗ trợ xây dựng kiên cố, khang trang.

Hiện nay, hầu hết các hộ gia đình đã ổn định cuộc sống, chấm dứt tình trạng du canh, du cư, phá rừng làm nương rẫy như trước đây. Số trẻ em trong độ tuổi đến trường được huy động đến lớp học đạt khá cao, không còn tình trạng trẻ em bỏ học đi làm rẫy; công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân được quan tâm tốt hơn, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm đáng kể; đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội được nâng lên, kết cấu hạ tầng cơ bản đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của Nhân dân.

Ra mắt Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản của phụ nữ dân tộc Rơ Măm ở Làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (tháng 9/2020). (Ảnh: Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum)
Ra mắt Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản của phụ nữ dân tộc Rơ Măm ở Làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (tháng 9/2020). (Ảnh: Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum)

Già làng A Blong phấn khởi chia sẻ: đến bây giờ cơ bản đời sống của bà con có sự đổi thay đáng kể như: cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đường giao thông nông thôn, trường học, khu sinh hoạt văn hóa-thể thao, nhà ở của người dân được xây dựng kiên cố, khang trang. Đồng bào Rơ Măm chúng tôi từng bước từ bỏ những hủ tục, chỉ lưu giữ, bảo tồn và phát triển những tục lệ, nét văn hoá đặc sắc, độc đáo của dân tộc… 

Từ đó, tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức, thay đổi tập quán sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh ở địa phương.

Hiện nay, làng Le chỉ còn 27 hộ nghèo/178 tổng số hộ (chiếm 15%). Đây là niềm vui và khấn khởi lớn từ sự quan tâm thông qua các chính sách của trung ương, của tỉnh, huyện và nỗ lực vươn lên của người dân. Các cấp ủy, chính quyền và đồng bào Rơ Măm tin tưởng rằng, thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, sẽ tiếp tục mở ra hướng phát triển mới cho đồng bào Rơ Măm. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.