Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Khi khó khăn trở thành động lực

Hồng Minh - 09:53, 22/12/2020

Là học sinh có điểm thi đại học đạt 29,75 điểm, cao nhất trong số các học sinh của Trường THPT Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, em Đặng Thị Dung - nữ sinh dân tộc Dao trở thành tấm gương sáng trong câu chuyện vượt khó học giỏi, khi em sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông.

Đặng Thị Dung (bên trái) trong buổi Lễ Tổng kết năm học lớp 12
Đặng Thị Dung (bên trái) trong buổi Lễ Tổng kết năm học lớp 12


“Bố mẹ em là nông dân nên không có đủ điều kiện để nuôi các con ăn học như ước muốn. Vì thế chị gái em dù lớn hơn em một tuổi, nhưng đã phải nghỉ học từ sớm để đi làm phụ giúp bố mẹ nuôi các em ăn học. Chỉ cần nghĩ đến những hi sinh mà bố mẹ và chị đang làm cho em, thì em luôn có động lực để học tập”. Đó là những lời chia sẻ đầy chân thành, xúc động của Dung khi nhắc tới gia đình mình. 

29,75 là điểm số vô cùng ấn tượng của Đặng Thị Dung trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua và Dung tự tin trở thành cô sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội. Với ước mơ từ khi còn là học sinh THPT được trở thành một nhà tư vấn luật, Dung đang từng ngày để hiện thực hóa ước mơ của mình.

Để có được kết quả đó, đằng sau là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của Đặng Thị Dung suốt 12 năm đèn sách. “Ba năm học cấp 3 là khoảng thời gian giúp em trưởng thành hơn, sống tự lập hơn khi phải xa bố mẹ để ở trọ gần trường. Vì nhà cách trường 13km nên em không đi về được trong ngày, cuối tuần em mới có thời gian về nhà thăm gia đình. Nhiều khi rất nhớ nhà, nhưng cứ nghĩ tới tương lai, về những vất vả của bố mẹ càng tiếp thêm cho em động lực...”, Dung tâm sự.

Là một học sinh theo học khối C, nên Đặng Thị Dung có niềm yêu thích với những môn học xã hội, đặc biệt là môn Lịch sử. “Từ những câu chuyện đánh giặc giữ nước hào hùng của cha ông đã truyền cho em niềm cảm hứng học môn Lịch sử. Năm lớp 11 em đạt giải khuyến khích cấp tỉnh, lớp 12 em đạt được giải Ba môn Lịch sử. Đây là sự động viên, khích lệ rất lớn đối với em”, Dung chia sẻ.

Học tập dưới ngôi trường THPT với tỉ lệ học sinh DTTS chiếm đa số nhưng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước qua việc hỗ trợ tiền học phí đã giúp chúng em có thêm niềm tin, yên tâm học tập và rèn luyện. "Với học những sinh DTTS, mọi sự quan tâm của các cấp, các ngành chính là sự động viên thiết thực, cần thiết”,  Đặng Thị Dung cho biết.

Và tới đây Dung trở thành một trong những tấm gương được tuyên dương tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2020.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.