Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Khi vai trò chủ thể được phát huy trong xây dựng NTM

Văn Hoa - 11:12, 19/04/2021

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) tại xã Khai trung, huyện Lục Yên (Yên Bái), cấp ủy Đảng, chính quyền và Ban chỉ đạo xã đã triển khai các nhiệm vụ xây dựng NTM với quan điểm cốt lõi là, lấy dân làm gốc; mọi việc làm đều được Nhân dân bàn bạc và quyết định trên quan điểm “dân biết, dân bàn, dân làm và dân hưởng thụ”. Nhờ đó, năm 2019, xã Khai Trung về đích NTM. Hiện nay địa phương nay đang tiếp tục nâng chất các tiêu chí để xây dựng NTM nâng cao.

Con đường bê tông sạch đẹp chạy dọc cánh đồng lúa tại xã Khai Trung
Con đường bê tông sạch đẹp chạy dọc cánh đồng lúa tại xã Khai Trung

Cùng cán bộ Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái và Phòng Dân tộc huyện Lục Yên, đến với Khai Trung vào dịp lúa vụ đông xuân đang thì con gái, chúng tôi có ấn tượng đặc biệt với những con đường bê tông băng qua cánh đồng lúa xanh tốt; những ngôi nhà sàn rộng cả trăm mét vuông được xây dựng khang trang. Khai Trung nằm gọn trong lòng một thung lũng tươi đẹp, yên bình.

Tiếp chúng tôi tại trụ sở, ông Phùng Văn Doanh, Phó Chủ tịch UBND xã phấn khởi thông tin, Khai Trung đã về đích NTM năm 2019. Ông chia sẻ, Khai Trung là một xã thuần nông, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày và dân tộc Dao sinh sống. Khi thực hiện chương trình NTM, Khai Trung có điểm xuất phát thấp (mới đạt 4/19 tiêu chí); kinh tế chủ yếu làm nông nghiệp, mức thu nhập rất thấp; cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế; hệ thống giao thông gặp nhiều khó khăn, vào mùa mưa thường xuyên bị ngập… và khó khăn nhất là nhận thức người dân còn nhiều hạn chế.

"Khó khăn nhất vẫn là, làm sao thay đổi nhận thức của người dân khi vẫn có một bộ phận người dân còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước. Nhiều người nghĩ rằng, đây là những việc Nhà nước phải thực hiện, cộng với tư tưởng sợ nếu đạt NTM sẽ không được tiếp tục hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước như: thẻ bảo hiểm y tế, chế độ cho con, cháu đi học… Vì thế, nhiều người không chịu phấn đấu vươn lên, chỉ muốn nghèo, gây khó khăn trong việc triển khai xây dựng NTM", ông Doanh bộc bạch.

Chính vì vậy, để triển khai thực hiện các tiêu chí NTM, công tác tuyên truyền được Đảng bộ và chính quyền xã coi là “yếu tố then chốt”. Với quan điểm cốt lõi là, luôn lấy dân làm gốc; mọi việc làm đều được Nhân dân bàn bạc và quyết định trên quan điểm “dân biết, dân bàn, dân làm và dân hưởng thụ”.

Địa phương cũng phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Người có uy tín… trong tuyên truyền. Vận động Nhân dân bằng nhiều hình thức, nhiều phong trào như: nhà sạch, vườn đẹp; triển khai xây dựng vườn mẫu, tuyến đường mẫu trồng hoa; xây dựng các hố rác di động; đảm bảo vệ sinh môi trường… Từ đó, Nhân dân đồng thuận cao, sẵn sàng hiến đất, hiến ruộng, ngày công; vừa tham gia, vừa giám sát xây dựng các công trình…

Qua 9 năm xây dựng NTM, tổng nguồn lực huy động Nhân dân trong xã đóng góp là 2 tỷ 802 triệu đồng (bằng tiền mặt, quy ngày công lao động và hiến đất), chiếm 14,0% tổng các nguồn vốn. Với dân số chỉ hơn 1.300 nhân khẩu, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, con số huy động đã cho thấy, người dân đã nhận thức được vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM.

Ông Hoàng Văn Câu, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Khai Trung nhận định: Để giữ vững và nâng chất các tiêu chí xây dựng NTM, thì việc thúc đẩy phát triển sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, là mục tiêu quan trọng để nâng cao đời sống cho nông dân. 

Theo đó, địa phương đã phối hợp cùng các ngành, các cấp xây dựng và triển khai thực hiện lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ từ nhiều chương trình dự án, để người dân phát triển sản xuất. Trong đó, chú trọng thâm canh, tăng năng suất, sản lượng cây lúa nước, cây ngô trên đất đồi soi bãi; đẩy mạnh phát triển kinh tế, bằng mô hình trồng cây ăn quả có múi...

Đến nay xã đã xây dựng được một số mô hình sản xuất nông nghiệp như: Mô hình chăn nuôi trâu bò theo phương thức bán công nghiệp; phát triển được trên 50 ha diện tích cây cam Vinh, trong đó trên 20 ha đã cho thu hoạch… 

Song song với phát triển sản xuất nông nghiệp, chính quyền xã luôn tạo điều kiện và khuyến khích Nhân dân thành lập tổ hợp tác, nhóm hộ liên kết trong sản xuất. Hiện xã cũng đang nghiên cứu để phát triển du lịch cộng đồng vừa để bảo tồn văn hóa, vừa tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân.

Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.