Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Khởi nghiệp từ máy nướng bánh tráng

PV - 09:44, 03/09/2019

Nhận thấy việc nướng bánh tráng còn thủ công, tốn nhiều công sức mà chi phí lại cao, anh Nguyễn Nở, kỹ sư công nghiệp nhiệt ở huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi nảy ra ý tưởng chế tạo chiếc máy nướng bánh tráng bằng tia hồng ngoại 4M.

Chiếc máy nướng bánh tráng bằng tia hồng ngoại 4M của kỹ sư Nguyễn Nở. Chiếc máy nướng bánh tráng bằng tia hồng ngoại 4M của kỹ sư Nguyễn Nở.

Dù đang có công việc ổn định với mức thu nhập khá từ một công ty nước ngoài, nhưng kỹ sư Nguyễn Nở đã bỏ công việc để khởi nghiệp bằng những thiết bị tự động phục vụ cho người dân địa phương nơi anh sinh sống.

Anh chia sẻ: “Từ khi ra trường, làm việc ở công ty nước ngoài, tôi đã có nhiều sáng kiến nhằm cải tiến hiệu quả cho công việc nên luôn được đánh giá cao. Tuy nhiên, tôi luôn băn khoăn tự hỏi tại sao mình không làm gì đó để giúp bà con nông dân của mình. Sản phẩm máy nướng bánh tráng bằng tia hồng ngoại là kết quả của quá trình mày mò trong 7 tháng trời của tôi sau khi nghỉ việc”.

Ý tưởng này bắt đầu xuất hiện, khi anh Nở nhìn thấy chị gái mình lặp đi lặp lại công việc nướng bánh rất vất vả, phải chịu nhiều khói bụi khi dùng than hằng ngày. Anh nghĩ đến một chiếc máy thay thế sức lao động để giúp đỡ chị và bà con xung quanh.

Anh Nở đã tìm đến thầy Nguyễn Văn Dũng, Tiến sĩ Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh nhờ thầy tư vấn và anh đã tìm được nguồn nhiệt thay thế là hồng ngoại, được nhập từ Hàn Quốc. Anh lên kế hoạch, bản vẽ, tính toán và cho ra đời máy nướng bánh tráng, với lồng nhiệt thay thế cho lồng than mà vẫn hiệu quả và thân thiện với sức khỏe mọi người, không gây độc hại trong quá trình nướng bánh.

Thông qua bộ điều chỉnh, người dùng có thể tuỳ ý sử dụng lượng hồng ngoại để duy trì nhiệt ổn định theo ý muốn. Chính vì thế, chiếc máy có thể chiều lòng được mọi sở thích của khách hàng khi nướng được các loại bánh phồng, bánh phẳng, …

Anh Cao Minh Hồng, người đang sử dụng chiếc máy nướng bánh tráng bằng tia hồng ngoại nói: “Sử dụng sản phẩm này, người lao động chúng tôi nhàn hơn rất nhiều, không còn phải chịu khói bụi mù mịt như nướng than ngày xưa, đặc biệt là tiết kiệm rất nhiều thời gian và cả tiền điện”.

Bánh tráng được nướng bằng máy 4M vàng đều, thơm ngon, hấp dẫn hơn, an toàn cho cả người sử dụng lẫn người nướng bánh. Bánh tráng được nướng bằng máy 4M vàng đều, thơm ngon, hấp dẫn hơn, an toàn cho cả người sử dụng lẫn người nướng bánh.

Trung bình chỉ cần 4-7 giây là 1 chiếc bánh tráng được nướng chín. Tính trên 200 cái bánh tráng, nướng bằng cách thủ công phải tốn 50-60 ngàn đồng tiền than, trong khi đó sử dụng máy nướng hồng ngoại chỉ hết khoảng 10 ngàn đồng tiền điện. Đặc biệt, bánh tráng được nướng bằng máy 4M vàng đều, thơm ngon, hấp dẫn hơn, an toàn cho cả người sử dụng lẫn người nướng bánh.

Hiện tại, sản phẩm của anh đã bán ra thị trường toàn quốc với số lượng hơn 200 máy, giúp rất nhiều cho những người làm nghề truyền thống ở Quảng Ngãi nói riêng và toàn quốc nói chung bớt chi chí về tiền và an toàn cho sức khỏe người làm nghề.

Sau nhiều năm được thị trường đón nhận, mới đây, anh Nở đã mở rộng xưởng sản xuất chế tạo với quy mô lớn hơn với 7 công nhân. Anh chính thức khởi nghiệp bằng ý tưởng sáng tạo và đam mê của bản thân. Theo anh Nguyễn Nở, hiện sản phẩm của anh đang bán với giá 28 triệu đồng, tuy nhiên anh đang tiếp tục nghiên cứu cải tiến, tối ưu hoá chi phí để phù hợp với khách hàng ở các làng nghề bánh tráng truyền thống.

“Tôi muốn khởi nghiệp từ những điều gần gũi với đời sống người dân chứ không phải những thứ xa vời. Công nghệ áp dụng thành công vào cuộc sống là khi giúp ích được mọi người có thể sử dụng được dễ dàng hiệu quả”, anh bộc bạch.

HỒNG PHÚC

Tin cùng chuyên mục
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất