Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Khơi nguồn sáng tạo cho học sinh

Nam Hương - 15:58, 13/10/2020

Qua 4 lần tổ chức cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng” tỉnh Điện Biên nhiều ý tưởng hay, sáng tạo của các em học sinh được thể hiện thành các sản phẩm, mô hình có tính hữu ích trong cuộc sống. Qua đó cho thấy, đây là một sân chơi trí tuệ, khơi dậy tiềm năng, phát huy tư duy sáng tạo nghiên cứu khoa học của thế hệ trẻ...

Sản phẩm thân thiện với môi trường chiếm ưu thế tại cuộc thi năm 2020
Sản phẩm thân thiện với môi trường chiếm ưu thế tại cuộc thi năm 2020

Tại cuộc thi “Sáng tạo thanh - thiếu niên, nhi đồng” cấp tỉnh lần thứ 4, năm 2020, Hội đồng thi tiếp nhận 75 sản phẩm tham gia thuộc 5 lĩnh vực, gồm: 19 sản phẩm bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế; 21 sản phẩm thân thiện với môi trường; 22 sản phẩm dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em; 9 sản phẩm đồ dùng học tập và 4 sản phẩm phần mềm tin học. 

Một số sản phẩm được Ban Tổ chức đánh giá có tiềm năng ứng dụng vào thực tế như: “Hệ thống xử lý khí thải đốt rác” của học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh (TP. Điện Biên Phủ); “Máy ép mật ong rừng đa năng” của học sinh Trường PTDTBT THCS Na Cô Sa (huyện Nậm Pồ); “Bếp đa năng sạch - tiết kiệm” của học sinh Trường THPT thị xã Mường Lay; “Nước nóng từ năng lượng mặt trời” của học sinh Trường PTDTBT THCS Sín Chải (huyện Tủa Chùa)…

Nhận thấy, việc các lò đốt rác thải khí đốt trực tiếp ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng, do vậy, Mai Trung Hiếu, học sinh lớp 11R, Trường THPT Lương Thế Vinh (TP. Điện Biên Phủ) đã biến ý tưởng, chế tạo thành sản phẩm “Hệ thống xử lý khí thải đốt rác”, sử dụng các nguyên liệu gần gũi dễ tìm để hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường. Với hệ thống này, khí thải được hệ thống xử lý sẽ tạo thành chất kết tủa, sau khi cô đọng có thể tái chế sử dụng làm phân bón. Sản phẩm của em Hiếu đã đạt giải A tại cuộc thi.

Những mô hình, sản phẩm tham dự cuộc thi năm nay có nhiều ý tưởng mới, sáng tạo, được đầu tư kỹ lưỡng về thời gian và trí tuệ. Trong đó, nhiều mô hình sản phẩm có giá trị kinh tế - xã hội, khả năng ứng dụng rộng rãi trong đời sống, giảng dạy và học tập.”

Ông Nguyễn Song Bình, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật

tỉnh Điện Biên cho biết

Với nhiều thí sinh, cuộc thi không chỉ là sân chơi giúp các em khẳng định bản thân, mà còn là cơ hội để giao lưu gặp gỡ, học hỏi trau dồi kiến thức khoa học - kỹ thuật. Thí sinh nhỏ tuổi nhất, là em Lò Việt Hoàng (Trường Tiểu học Hua Nguống, huyện Mường Ảng). Em mang đến cuộc thi sản phẩm “Website Diễn đàn chống dịch” với mong muốn sản phẩm sẽ là nơi để mọi người tâm sự, chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, góp phần chung tay phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả trong cộng đồng. 

Ông Nguyễn Song Bình, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Điện Biên cho biết: Những mô hình, sản phẩm tham dự cuộc thi năm nay có nhiều ý tưởng mới, sáng tạo, được đầu tư kỹ lưỡng về thời gian và trí tuệ. Trong đó, nhiều mô hình sản phẩm có giá trị kinh tế - xã hội, khả năng ứng dụng rộng rãi trong đời sống, giảng dạy và học tập. 

“Ðể Cuộc thi tiếp tục tạo sức lan tỏa, thu hút đông đảo học sinh tham gia, các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương, đặc biệt tại các nhà trường và gia đình cần tăng cường tuyên truyền, khuyến khích các em phát huy khả năng sáng tạo của tuổi trẻ, đồng hành cùng các em nuôi dưỡng ước mơ trở thành những nhà sáng chế trong tương lai, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ của tỉnh nhà”, ông Bình mong muốn.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.