Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Khởi sắc ở vùng đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận

Minh Thu - 09:53, 22/08/2024

Trong những năm qua, tỉnh Ninh Thuận đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa xã hội vùng đồng bào dân tộc Chăm. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Tháp Po Klong Garai - công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, chứa đựng giá trị văn hóa, lịch sử đầy tự hào của đồng bào Chăm.
Tháp Po Klong Garai - công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, chứa đựng giá trị văn hóa, lịch sử đầy tự hào của đồng bào Chăm.

Làng Chăm thay áo mới

Ninh Phước là huyện có đông đồng bào Chăm của tỉnh Ninh Thuận sinh sống. Thời gian qua, các địa phương trong huyện đã tập trung thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách dân tộc và đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận.

Từ nay đến năm 2025, Ninh Thuận dự kiến huy động trên 2.780 tỷ đồng nguồn vốn từ Trung ương, ngân sách địa phương, vốn tín dụng và nguồn vốn xã hội hóa để tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn.

Ông Nguyễn Long BiênPhó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận

Chúng tôi đến thăm thôn Tuấn Tú, xã An Hải - địa phương có gần 2.500 nhân khẩu là tín đồ Chăm Hồi giáo Bàni. Theo chia sẻ của bà Kiều Thị Khanh, Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Tuấn Tú: Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, đồng bào Chăm trên địa bàn đã có cuộc sống ấm no, sung túc. Đến nay, nhiều mô hình sản xuất cánh đồng lớn rau sạch và măng tây xanh được nông dân áp dụng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cuộc sống khấm khá, người dân tích cực đóng góp thực hiện các chương trình an sinh xã hội và tham gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) và thôn NTM kiểu mẫu với số tiền hơn 2,2 tỷ đồng, tạo diện mạo mới cho nông thôn.

Bên vườn cây măng tây xanh non, chị Kiều Thị Khoán, người dân thôn Tuấn Tú chia sẻ: Từ các chương trình hỗ trợ vốn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác của các cơ quan, đơn vị, đã có nhiều hộ dân trong thôn thoát nghèo. Như gia đình tôi, ngày trước cũng thuộc diện khó khăn; từ khi được hỗ trợ sản xuất với mô hình trồng cây măng tây, gia đình đã có của ăn của để, có điều kiện để chăm lo con cái học hành đến nơi đến chốn.

Đồng bào Chăm Hồi giáo Bàni thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước phát triển kinh tế từ mô hình trồng măng tây xanh.
Đồng bào Chăm Hồi giáo Bàni thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước phát triển kinh tế từ mô hình trồng măng tây xanh

Đến thôn Thành Tín, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, điều dễ nhận thấy nhất là vùng đất cát hoang hóa trước kia nay đã được phủ xanh bởi những vườn măng tây, cà chua, củ cải, đu đủ… Theo chị Châu Thị Xéo, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Châu Rế: Ban đầu, hợp tác xã có 7 hộ nghèo. Nhờ trồng măng tây xanh, hiện toàn bộ các hộ đã thoát nghèo và có thu nhập khá và ổn định. Hiện nay, Hợp tác xã đang liên kết với hơn 80 hộ dân trồng măng tây xanh theo mô hình cánh đồng lớn với diện tích hơn 20 ha. Bình quân mỗi ngày, Hợp tác xã thu mua khoảng 300kg măng tây của các xã viên. Sản lượng măng tây thu hoạch không đủ cung cấp cho thị trường.

Còn ở thôn Hoài Ni, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, nhờ nuôi trâu và làm nông nghiệp, đến nay gia đình ông Trương Thanh Tùng đã có kinh tế khá giả gần như nhất thôn. Gia đình ông hiện có khoảng 30 con trâu và canh tác 7ha lúa nước, thu nhập được khoảng 400 triệu đồng/năm. Ông Tùng cho biết: Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, tạo điều kiện cho tôi phát triển kinh tế gia đình, có nguồn thu ổn định từ chăn nuôi. Đời sống ngày càng được nâng cao, các con tôi có nhiều điều kiện học hành tốt hơn”.

Đồng bào Chăm huyện Ninh Phước đang chung sức chung lòng bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Đồng bào Chăm huyện Ninh Phước đang chung sức chung lòng bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Phát triển toàn diện vùng đồng bào Chăm

Đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận hiện có khoảng 19.239 hộ với 85.343 khẩu (chiếm 11% dân số toàn tỉnh), cư trú tập trung chủ yếu ở các huyện Ninh Phước, Thuận Nam, Ninh Hải, Ninh Sơn và Thuận Bắc.

Thực hiện Chỉ thị 06/2004/CT-TTg ngày 18/2/2004 của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào Chăm” và các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Ninh Thuận đã triển khai nhiều chương trình, dự án đầu tư trọng điểm. Nhờ đó, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào Chăm ngày càng khởi sắc.

Đến nay, các chương trình, dự án hỗ trợ vùng đồng bào Chăm đã mang lại nhiều kết quả tích cực. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% vùng đồng bào Chăm được sử dụng điện, có trạm y tế, có nhà văn hóa xã, 100% thôn, khu phố vùng đồng bào Chăm có trường mẫu giáo tiểu học. Hiện tại, vùng đồng bào Chăm của Ninh Thuận có 11/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao. Nhiều gia đình đầu tư nuôi dạy con cái học hành thành đạt, nhiều người con dân tộc Chăm có học hàm, học vị cao, tích cực góp phần xây dựng thôn xóm vùng đồng bào Chăm ngày càng phát triển.

Đến nay, các chương trình, dự án hỗ trợ vùng đồng bào Chăm đã mang lại nhiều kết quả tích cực (Ảnh minh họa).
Đến nay, các chương trình, dự án hỗ trợ vùng đồng bào Chăm đã mang lại nhiều kết quả tích cực (Ảnh minh họa).

Ông Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết: Từ nay đến năm 2025, Ninh Thuận dự kiến huy động trên 2.780 tỷ đồng nguồn vốn từ Trung ương, ngân sách địa phương, vốn tín dụng và nguồn vốn xã hội hóa để tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn.

Trong đó, chú trọng đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại các vùng đồng bào Chăm và các DTTS trên địa bàn để cùng liên kết, hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Mở lớp đào tạo tiếng Chăm cho cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các địa phương có đông đồng bào Chăm sinh sống để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới người dân nhằm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng tại các địa phương. Tỉnh Ninh Thuận phấn đấu trong giai đoạn 2021 - 2025, giảm hộ nghèo hàng năm từ 1,5 - 2%; trong đó giảm hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi bình quân trên 3%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.

Đến nay, các chương trình, dự án hỗ trợ vùng đồng bào Chăm đã mang lại nhiều kết quả tích cực. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% vùng đồng bào Chăm được sử dụng điện, có trạm y tế, có nhà văn hóa xã, 100% thôn, khu phố vùng đồng bào Chăm có trường mẫu giáo tiểu học. Hiện tại, vùng đồng bào Chăm của Ninh Thuận có 11/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao. Nhiều gia đình đầu tư nuôi dạy con cái học hành thành đạt, nhiều người con dân tộc Chăm có học hàm, học vị cao, tích cực góp phần xây dựng thôn xóm vùng đồng bào Chăm ngày càng phát triển.

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào Khmer. Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực quan trọng, “tiếp sức” cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện mục tiêu “kép”, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer để phát triển du lịch.