Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Ninh Thuận: Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào DTTS

T.Nhân - 18:06, 29/05/2024

Từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, vốn đối ứng từ ngân sách địa phương và vốn lồng ghép các chương trình, dự án khác, tỉnh Ninh Thuận tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sự tập trung đầu tư này bước đầu phát huy hiệu quả, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.


Cây măng tây xanh giuups nhiều hộ đồng bào Chăm ở Thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước thoát nghèo và vươn lên làm giàu
Cây măng tây xanh giúp nhiều hộ đồng bào Chăm ở thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước thoát nghèo và vươn lên làm giàu

Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Để giúp đồng bào DTTS phát triển kinh tế, tỉnh Ninh Thuận đã triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất như trồng mía, trồng cây măng tây, bưởi da xanh, mãng cầu, phát triển đàn gia súc, nuôi heo đen đặc sản, mô hình “cánh đồng lớn” sản xuất lúa giống vùng đồng bào Chăm tại huyện Ninh Phước; mô hình trồng cây công nghiệp, cây ăn quả trên đất dốc, triền núi tại các huyện miền núi Bác Ái, Thuận Bắc…

Với mong muốn giúp người dân chuyển đổi cây trồng để có thu nhập ổn định, các cấp, ngành tỉnh Ninh Thuận đã hỗ trợ hạt giống, vật tư và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây măng tây xanh giúp người dân chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây măng tây có thu nhập cao.

Ông Kiều Minh Tiến, thôn Tuấn Tú, là người tiên phong hưởng ứng phong trào trồng cây măng tây chia sẻ: Thôn Tuấn Tú thuần đồng bào dân tộc Chăm, khí hậu nơi đây khắc nghiệt chỉ có gió và nắng, diện tích đất sản xuất thì khan hiếm, đời sống khó khăn. Từ khi tham gia và cây măng tây trên khoảnh vườn nhà, đến nay gia đình ông đã từng bước ổn đinh, có điều kiện nuôi được 4 người con ăn học đàng hoàng.

Nhờ hiệu quả của cây măng tây xanh, đồng bào Chăm thôn Tuấn Tú có thu nhập bình quân trên 52 triệu đồng/người/năm. Toàn thôn có 539 hộ với 2.445 nhân khẩu, hiện nay chỉ còn 6 hộ nghèo, chiếm 1,1%, do già yếu neo đơn, thiếu sức lao động.

Huyện miền núi Bác Ái là căn cứ cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Nơi đây địa hình trắc trở và khí hậu khô hạn, khắc nghiệt bậc nhất cả nước. Huyện có hơn 90% số dân là DTTS, chủ yếu người Raglai; là một trong 85 huyện nghèo toàn quốc, với 9/9 xã thuộc khu vực III. Từ khó khăn, lạc hậu đến nay bộ mặt nông thôn miền núi Bác Ái đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước nâng lên.

Gia đình anh Chamaléa Hơ (44 tuổi, người dân tộc Raglai, xã Phước Trung, huyện miền núi Bác Ái) đã thoát nghèo từ mô hình làm kinh tế trang trại tổng hợp
Gia đình anh Chamaléa Hơ (44 tuổi, người dân tộc Raglai, xã Phước Trung, huyện miền núi Bác Ái) đã thoát nghèo từ mô hình làm kinh tế trang trại tổng hợp

Chúng tôi ghé thăm gia đình anh Chamaléa Hơ (44 tuổi, người dân tộc Raglai, xã Phước Trung, huyện miền núi Bác Ái) đã thoát nghèo từ mô hình làm kinh tế trang trại tổng hợp - chăn nuôi bò, cừu vỗ béo kết hợp trồng lúa, ngô. Mỗi năm gia đình anh Chamaleá Hơ thu lãi khoảng 200 triệu đồng từ trang trại. Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh Chamaléa Hơ thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, vận động bà con dân tộc Raglai thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ con giống, vốn giúp nhiều hộ đồng bào phát triển chăn nuôi, sản xuất để cùng vươn lên thoát nghèo.

Chamaleá Hơ chia sẻ: Người dân rất mừng khi Nhà nước đầu tư làm đường giao thông, cho điện, nhà ở... Mọi người đều rất cố gắng, nhưng muốn phát triển sản xuất thì còn rất nhiều điều phải bàn. “Mình may mắn được tiếp cận với nhiều người, nhờ họ tư vấn, giúp đỡ... Được học nhiều hơn nên mình vận động bà con làm theo, nhưng hiện nay, giá cả nông sản không ổn định nên và con khó thoát nghèo bền vững”, anh Hơ chia sẻ thêm.

Ông Mẫu Thái Phương, Bí thư Huyện uỷ Bác Ái tâm sự: Nhiều năm trước đây, chính quyền chủ yếu đánh vật với “cuộc cách mạng tư duy”, đó là làm sao để đồng bào bỏ được tập quán du canh du cư. Bây giờ đã khác. Vùng đất hoang hóa đã được cải tạo, sản xuất canh tác mở rộng, nhà cửa ruộng vườn ổn định. Địa phương đang vận động bà con liên kết, hình thành các mô hình canh tác có quy mô, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, từ đó có thu nhập ổn định.

Ưu tiên đầu tư những vấn đề cấp thiết cho người dân

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Long Biên, trên cơ sở nguồn vốn được giao, các địa phương tiến hành rà soát cụ thể những phần việc cần làm trước mắt, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế để khơi thông nguồn lực đầu tư, phát huy hiệu quả nguồn vốn, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Hiện nay, tỉnh Ninh Thuận ưu tiên giải quyết đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt theo thứ tự ưu tiên, đảm bảo đúng đối tượng; phấn đấu tất cả người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi đều có nhà ở, đất ở, đất sản xuất, sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

UBND tỉnh Ninh Thuận giao các địa phương thực hiện và sớm hoàn thành 4 dự án bố trí dân cư, di dời khoảng 167 hộ về nơi ở mới. Trong đó, huyện Thuận Bắc di dời khoảng 100 hộ ở thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn; huyện Ninh Sơn di dời khoảng 17 hộ ở thôn Mỹ Hiệp, xã Mỹ Sơn; huyện Thuận Nam di dời khoảng 20 hộ xã Phước Hà và huyện Ninh Hải di dời khoảng 30 hộ thôn Đá Hang, xã Vĩnh Hải. Các địa phương triển khai phương án thực hiện điều chỉnh đất ở, đất sản xuất giao cho các hộ đến xây mới; hoặc nâng cấp lớp học, trạm y tế, thủy lợi nội đồng, đường dân sinh, công trình điện sinh hoạt, công trình cấp nước cộng đồng và một số công trình hạ tầng thiết yếu khác để phục vụ đồng bào.

 Các đơn vị đang khẩn trương hoàn thiện mặt bằng để di dời khoảng 100 hộ ở thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bác đến nơi ở ổn định
Các đơn vị đang khẩn trương hoàn thiện mặt bằng để di dời khoảng 100 hộ ở thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc đến nơi ở ổn định

Trao đổi với phóng viên về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận cho hay: Từ nguồn vốn phân bổ thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024, 10 dự án thành phần của Chương trình đang được các địa phương trong tỉnh rà soát và khẩn trương triển khai thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện từng dự án, các địa phương đang gặp một số khó khăn, vướng mắc do cơ chế, chính sách, thông tư hướng dẫn chưa cụ thể, rõ ràng.

Một số nội dung mức hỗ trợ còn thấp, khó áp dụng trong điều kiện địa bàn vùng dân tộc miền núi. Một số nội dung chưa triển khai được do vướng mắc với quy định pháp luật hiện hành như: thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng thuộc Dự án 3 (phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị); hỗ trợ đầu tư có thu hồi vốn theo hộ hoặc cộng đồng thuộc tiểu Dự án 1, Dự án 9 (đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn)…

Tin cùng chuyên mục
Krông Pắc (Đắk Lắk): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Krông Pắc (Đắk Lắk): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Ngày 17/9, UBND huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn huyện năm 2024. Phó trưởng Ban Dân tộc Hà Huy Quang dự Hội thi. Tham dự còn có đại diện lãnh đạo huyện, các phòng, ban, hội đoàn thể và các đội thi đến từ các xã, thị trấn thuộc vùng DTTS và miền núi trên địa bàn huyện.