Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Không dừng lại ở cải thiện sinh kế

Tùng Nguyên - 15:05, 30/10/2019

Đồ thủ công mây tre đan của đồng bào DTTS không chỉ được ưa chuộng tại thị trường trong nước mà có tiềm năng lớn vươn ra thế giới.

Phát triển sản phẩm mây tre đan của đồng bào dân tộc Cơ-tu theo hướng gia tăng chuỗi giá trị là hướng đi cần thiết.
Phát triển sản phẩm mây tre đan của đồng bào dân tộc Cơ-tu theo hướng gia tăng chuỗi giá trị là hướng đi cần thiết.

Như ở các huyện miền núi Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang của tỉnh Quảng Nam, được gọi là “vương quốc mây tre”, nơi gần như 100% đồng bào dân tộc Cơ-tu sống phụ thuộc vào rừng. Nhưng “vương quốc mây tre” tự nhiên ngày càng bị khai thác cạn kiệt, trong khi đó nghề thủ công đan lát, dệt chỉ phục vụ tự cung tự cấp là chính.

Chính vì vậy, khi Dự án “Cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng DTTS thông qua chuỗi giá trị mây tre đan và cây dược liệu nhằm tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Quảng Nam” do Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và Cơ quan Phát triển quốc tế (USAID) tài trợ được triển khai đem lại kỳ vọng mới cho người dân các huyện miền núi này. Mục tiêu cụ thể của dự án là mang lại nhiều cơ hội việc làm, cải thiện đời sống, thu nhập cho người dân thông qua việc giúp họ tạo ra sản phẩm địa phương độc đáo, hấp dẫn.

Nhưng cũng cần phải nhìn nhận rằng, nếu chỉ cải thiện sinh kế cho từng hộ dân riêng lẻ thì dự án rất khó đạt được mục tiêu là gia tăng chuỗi giá trị cho sản phẩm. Do vậy, điều cần thiết là địa phương phải tổ chức lại phương thức sản xuất thông qua các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác; đồng thời hỗ trợ xúc tiến quảng bá sản phẩm để phát triển chuỗi giá trị mây tre và dược liệu của đồng bào. 

(Chuyên mục này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)

Tin cùng chuyên mục
A Lưới (Thành phố Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

A Lưới (Thành phố Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

Tính đến tháng 2/2025, toàn huyện A Lưới, Thành phố Huế đã và đang khẩn trương xây dựng để xóa 4.236 căn nhà tạm, nhà dột nát. Trong hành trình xóa nhà tạm, UBND huyện A Lưới đã gắn liền với việc hỗ trợ sinh kế để hộ nghèo vùng DTTS không tái nghèo và có điều kiện sống tốt hơn.