Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái: Nhiều bất cập chưa được làm rõ và xử lý

Kiên Minh Hải - 16:22, 29/10/2021

Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây, tại Khu công nghiệp (KCN) phía Nam tỉnh Yên Bái đã gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Bên cạnh đó, hàng loạt dự án của các doanh nghiệp dù vẫn chưa đủ điểu kiện pháp lý theo quy định nhưng vẫn ngang nhiên triển khai.

Mộ góc Khu Công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái
Một góc Khu Công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái

Người dân kêu trời vì ô nhiễm môi trường

Thời gian qua, các hộ dân tại thôn Bình Sơn (xã Văn Phú, TP. Yên Bái) đã gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái và báo chí phản ánh về việc, một số nhà máy tại KCN phía Nam trong quá trình sản xuất đã gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hướng đến cuộc sống của người dân. Chất thải từ KCN bao gồm khói, bụi, chất đốt... vô cùng độc hại cho các gia đình sinh sống gần KCN, nhất là với người già và trẻ nhỏ.

Bà Đỗ Thị Q, trú tại thôn Bình Sơn (xã Văn Phú, TP. Yên Bái) cho biết: Chúng tôi rất khổ khi hàng ngày phải hít thở không khí ô nhiễm, độc hại từ KCN thải ra. Các chất thải từ việc đốt lốp ô tô, làm dầu DO bốc lên, khiến mỗi lần hít phải, chúng tôi đều tức ngực, khó thở, nước mắt, nước mũi ứa ra…”.

Anh Nguyễn Văn Kh, cũng là một trong những hộ dân sinh sống gần KCN cũng bức xúc: Nhà tôi có hai cháu nhỏ, dù hàng ngày đã đóng kín cửa nhưng vẫn không thể ngăn được mùi khí lạ, các cháu thường xuyên bị các bệnh về hô hấp, tai mũi họng. Dù chúng tôi đã phản ánh với chính quyền địa phương nhiều lần, nhưng vẫn chưa thấy cơ quan chức năng nào xuống kiểm tra, giải quyết?”

Theo ghi nhận của nhóm phóng viên, tại KCN phía Nam này, việc người dân phản ánh là có cơ sở, không chỉ có mùi khí lạ mà tình trạng ô nhiễm môi trường do khói, bụi, nước thải từ các doanh nghiệp sản xuất không qua xử lý đã xả thẳng ra môi trường…diễn ra ngang nhiên, giữa thanh thiên bạch nhật.

Một trong rất nhiều ống xả thải khói gây ô nhiễm môi trường của Khu công nghiệp
Một trong rất nhiều ống xả thải khói gây ô nhiễm môi trường của Khu công nghiệp

Chưa đủ điều kiện pháp lý vẫn triển khai dự án

Nhằm phát triển kinh tế-xã hội nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc vùng cao, trước đó tỉnh Yên Bái đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 03 KCN vào quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2020, với tổng diện tích đất quy hoạch là 632 ha. Trong đó, KCN Phía Nam (Khu A) có diện tích 400ha và mới đây tiếp tục được điều chỉnh lên 500ha. KCN phía Nam có địa điểm ở xã Văn Phú, TP. Yên Bái và xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình.

KCN phía Nam tỉnh Yên Bái là KCN đa ngành, tập trung thu hút các dự án đầu tư vào các lĩnh vực: Chế biến gỗ rừng trồng; chế biến khoáng sản và vật liệu xây dựng; sửa chữa thiết bị công nghiệp; dân dụng và vận tải; may mặc. Tính đến hết năm 2020, KCN phía Nam thu hút 48 dự án đăng ký đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký 9.484 tỷ đồng, diện tích đất đăng ký sử dụng 292ha, tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 75,75%. Hiện tại, có 24 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh, 13 dự án đang xây dựng cơ bản, 01 dự án đang tạm dừng, 10 dự án chưa tiến hành xây dựng.

Cổng chào của Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái
Cổng chào của Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái

Trong quá trình tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường tại KCN phía Nam tỉnh Yên Bái, nhóm phóng viên đã phát hiện ra hàng loạt doanh nghiệp, dù chưa đủ điều kiện pháp lý theo quy định như: Chưa có giấy phép xây dựng, chưa có phương án hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng… nhưng vẫn ngang nhiên tổ chức xây dựng nhà xưởng, san lấp mặt bằng. Điển hình như: Nhà máy sản xuất ván lát sàn của Công ty TNHH New Wanli Việt Nam; doanh nghiệp sản xuất hạt nhựa màu và hạt Compound của Công ty TNHH hóa chất công nghiệp Thái Hòa; Nhà máy chuyên sản xuất ống thép của Công ty cổ phần NEVN Hoàng Liên Sơn; Nhà máy sản xuất các sản phẩm gỗ và ván lát sàn SPC Thiên Hòa của Công ty TNHH công nghệ Thiên Hòa…

Một công trình vẫn triển khai khi chưa đủ điều kiện pháp lý.
Một công trình vẫn triển khai khi chưa đủ điều kiện pháp lý.

Không chỉ vậy, công tác bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, đang là câu hỏi lớn đối với dư luận khi vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân địa phương. Vậy công tác kiểm tra, giám sát, quan trắc môi trường ở đây được thực hiện như thế nào? hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN (như trong thiết kế) đã đi vào hoạt động hay chưa hay chỉ là thiết kế trên giấy?

 Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vấn đề này.


Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.