Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Khu dân cư kiểu mẫu ở vùng biên

Văn Đoàn - 10:44, 27/12/2019

Bù Gia Mập là một trong những địa bàn khó khăn nhất của tỉnh Bình Phước. Hiện nay, huyện có 3 xã với 22 thôn thuộc diện ĐBKK và hơn 2.700 hộ nghèo. Những năm qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và Nhân dân, đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã ngày một nâng cao, số hộ nghèo ngày một giảm. Một trong những điển hình đó là khu dân cư Tiểu khu 119, thôn Hai Căn, xã Phú Nghĩa.

 Khu dân cư Tiểu khu 119, thôn Hai Căn đã đổi thay từng ny với hệ thống điện nước, nhà cửa, đường sá khang trang sạch đẹp
Khu dân cư Tiểu khu 119, thôn Hai Căn đã đổi thay từng ngày với hệ thống điện nước, nhà cửa, đường sá khang trang sạch đẹp

Từ an cư

Hơn 4 năm về trước, Tiểu khu 119, thôn Hai Căn, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập chỉ là đồi đất trống xen lẫn vườn điều, cao su. Từ năm 2015 đến nay, mảnh đất vùng biên này đã hồi sinh nhờ Dự án bố trí nhà ở định cư cho 120 hộ nghèo là đồng bào DTTS và những hộ thuộc diện chính sách từ các xã trên địa bàn huyện về đây sinh sống. 

Anh Điểu Mé (SN 1981) là một trong những hộ được nhận căn nhà đầu tiên tại Dự án vào cuối năm 2015. Trước đây, gia đình Điểu Mé sinh sống tại thôn Tân Lập cùng xã Phú Nghĩa, nhưng cách trung tâm xã hàng chục km, đi lại khó khăn, không có điện thắp sáng, thiếu nước sạch sinh hoạt... Đặc biệt, gia đình anh cũng không có đất sản xuất, nhà ở thì dựng tạm bợ bằng lồ ô lợp cỏ tranh. 

Trong hơn 4 năm về đây định cư, cuộc sống gia đình anh Điểu Mé đổi thay từng ngày. Được sự quan tâm và hỗ trợ của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 778, anh trở thành công nhân cạo mủ cao su cho đơn vị, với mức thu nhập bình quân 6 - 7 triệu đồng/tháng, theo hình thức ăn theo sản phẩm. Khi về Tiểu khu 119, gia đình anh Điểu Mé còn được cấp 1 con bò giống. Sau 4 năm chăm sóc, gia đình anh đã có thêm 3 con bê. Anh bán 2 con để mua sắm vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt. Hiện tại, gia đình anh còn 2 con bò.

Tâm sự với chúng tôi, anh Điểu Mé phấn khởi cho biết: “Gia đình tôi thuộc diện ĐBKK, không có đất sản xuất, không việc làm ổn định, nhà ở tạm bợ. Nếu không có sự hỗ trợ, tạo điều kiện của chính quyền xã, huyện thì gia đình tôi không thể có nhà ở kiên cố, công ăn việc làm ổn định, các con được đến trường như hôm nay”.

Nhờ được hưởng lợi từ Dự án bố trí nhà ở định cư, gia đình anh Điểu Mé ở Tiểu khu 119 đã an cư, lạc nghiệp
Nhờ được hưởng lợi từ Dự án bố trí nhà ở định cư, gia đình anh Điểu Mé ở Tiểu khu 119 đã an cư, lạc nghiệp

Đến khu dân cư kiểu mẫu

“Có an cư mới lạc nghiệp”, với quan điểm này, ông Đặng Sỹ Oánh, Chủ tịch UBND xã Phú Nghĩa khẳng định: Để giúp người dân ổn định cuộc sống ở khu đất mới, chính quyền địa phương phối hợp với Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 778 tạo điều kiện bố trí nhà ở, đất sản xuất cho bà con. Khi người dân đã có nơi an cư ổn định, chúng tôi tiếp tiếp tục tổ chức mở các lớp đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, tạo việc làm cho đồng bào. Phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tích cực sản xuất phát triển kinh tế gia đình, đến nay nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo đói, cuộc sống đã dần được ổn định hơn trước.

Khu dân cư thuộc Tiểu khu 119, thôn Hai Căn là một trong những khu dân cư được huyện Bù Gia Mập đầu tư khá hoàn thiện, gồm: Hệ thống điện lưới, nước sinh hoạt, đường nhựa. Nơi đây đã và đang trở thành một trong những khu dân cư kiểu mẫu tiêu biểu ở vùng biên giới.

“Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam huyện rất quan tâm, chăm lo đối với người nghèo, người khó khăn trong cuộc sống. Năm 2019, huyện huy động công tác xã hội hóa triển khai thực hiện 114 căn nhà cho các hộ nghèo. Trong đó, Tiểu khu 119, thôn Hai Căn là một trong những khu dân cư tiêu biểu được các cấp, các ngành quan tâm”, ông Phạm Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển mới. Nổi bật là cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình dân sinh không ngừng được đầu tư, hoàn thiện; Nhiều mô hình sinh kế hình thành và đã phát huy hiệu quả..., góp phần cải thiện đáng kể đời sống của Nhân dân, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu.