Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Khu Di tích Nhà tù Hỏa Lò ra mắt kênh phát thanh đưa lịch sử đến gần hơn công chúng

Nguyệt Anh (T/h) - 08:08, 25/07/2021

Di tích Nhà tù Hỏa Lò vừa cho ra mắt kênh phát thanh độc quyền trên nền tảng Spotify, giúp công chúng tìm hiểu lịch sử một cách dễ dàng, thú vị và mới mẻ hơn.

Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò
Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò

Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò cho biết, sau một thời gian ấp ủ, với mục tiêu đưa lịch sử đến gần hơn với công chúng thông qua mạng xã hội, Khu Di tích đã cho ra mắt kênh phát thanh độc quyền trên Spotify. Đây là nền tảng phát nhạc, podcast và video trực tuyến cho phép nghe nhạc và nội dung khác từ các nghệ sĩ trên khắp thế giới với hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày. Kênh phát của di tích gồm các podcast được ekip dày công sáng tạo, tự tay thực hiện các công đoạn từ sản xuất nội dung đến hậu kỳ sản phẩm.

Với cách tiếp cận gần gũi, tạo hứng thú cho cộng đồng nói chung và giới trẻ nói riêng, hiện nay fanpage của di tích đã đạt hơn 60.000 lượt thích với tần suất đăng tải đều đặn trên mạng xã hội Facebook. Đây là lần đầu tiên một kênh truyền thông về lịch sử Việt Nam lại thu hút được sự quan tâm của các bạn trẻ như vậy.

Kênh độc quyền của Di tích Nhà tù Hỏa lò trên nền tảng Spotify
Kênh độc quyền của Di tích Nhà tù Hỏa lò trên nền tảng Spotify

Với sự xuất hiện độc quyền trên Spotify, Ban Quản lý di tích cho biết thêm rằng đây là một sự bứt phá ngoạn mục, giúp thế hệ trẻ tìm hiểu lịch sử Việt Nam một cách dễ dàng hơn. Hơn nữa, khi tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, người dân được khuyến cáo hạn chế ra khỏi nhà, việc có mặt trên một ứng dụng trực tuyến giúp mọi người vừa nâng cao kiến thức lịch sử, vừa đảm bảo sức khỏe và không cảm thấy nhàm chán khi ở nhà.

Có thể nói đây chính là sự phát triển vượt bậc để hội nhập vào kỷ nguyên số, đưa một phần lịch sử Việt Nam đến gần hơn với công chúng. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.