Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Kiên cố hóa trường học ở Tương Dương (Nghệ An): Có thực sự kiên cố?

Phạm Việt Thắng - 10:33, 20/10/2020

Chương trình kiên cố hóa trường học giai đoạn 2017 - 2020, do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nghệ An làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 267 tỷ đồng; trong đó, huyện Tương Dương được bố trí 22 công trình. Tuy nhiên, mới chỉ có một số ít công trình được đưa vào sử dụng, số còn lại vẫn chưa thể bàn giao vì chất lượng không bảo đảm, hồ sơ không đầy đủ…

Điểm trường mầm non bản Tam Liên, xã Tam Quang vẫn cửa đóng then cài vì còn nhiều hạng mục phải sửa chữa, bổ sung
Điểm trường mầm non bản Tam Liên, xã Tam Quang vẫn cửa đóng then cài vì còn nhiều hạng mục phải sửa chữa, bổ sung

Thiếu hồ sơ

Ông La Văn Thái, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng (KT-HT) huyện Tương Dương cho biết: Chương trình do Sở GD&ĐT Nghệ An làm chủ đầu tư. Huyện Tương Dương, cụ thể là Phòng KT-HT chỉ là đơn vị phối hợp. Mặc dù, Phòng vẫn có thẩm quyền quản lý nhà nước về xây dựng (XD), nhưng rất khó để kiểm tra, xử lý quá trình XD các công trình này, vì chủ đầu tư không cung cấp hồ sơ liên quan cho huyện. “Chúng tôi đi kiểm tra phải xem nhờ bản vẽ của đơn vị thi công, chứ trong tay không hề có gì, dù đã nhiều lần đề nghị chủ đầu tư cung cấp”, ông Thái nói.

Không chỉ ông Thái “phàn nàn” mà ngay cả Sở XD Nghệ An cũng chưa được chủ đầu tư cung cấp đầy đủ hồ sơ. Công văn số 2718 ngày 23/9/2020 của Sở XD nêu rõ: “Trong quá trình kiểm tra, do hồ sơ chủ đầu tư chưa cung cấp đầy đủ theo quy định, nên Sở chưa đủ cơ sở để kết luận kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành…”.

UBND huyện Tương Dương cũng đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Nghệ An, Sở GD&ĐT, Sở XD. Trong đó, có một số công trình thuộc Chương trình không bảo đảm chất lượng, chậm tiến độ. 

Ông Lê Quang Trung, cán bộ Phòng KT-HT huyện Tương Dương, nói: Một số lần đi kiểm tra, chúng tôi không hề thấy cán bộ tư vấn giám sát đâu cả. Có thể nói, công tác giám sát rất lơ là.

Thừa lo ngại

Có mặt tại một số công trình thuộc Chương trình kiên cố hóa trường học ở huyện Tương Dương vào những ngày đầu tháng 10/2020, chúng tôi chứng kiến một số hạng mục công trình đã được sửa chữa, bổ sung. Tuy nhiên, các thầy, cô giáo và cán bộ cơ sở vẫn chưa thể an tâm về những công trình này.

Bà Quang Thị Moong, cán bộ Địa chính - Xây dựng xã Tam Quang, nói: Họ liều đến mức, xây luồn cả cụm dây điện của bản Tùng Hương vào công trình, rất nguy hiểm. Cho đến khi dư luận lên tiếng thì đơn vị thi công mới di dời dây điện ra khỏi mái lớp học. 

Tại điểm trường mầm non bản Tam Liên, bà Moong tỏ ra lo lắng: Tôi rất lo ngại về công trình này, vì trong quá trình thi công, kỹ thuật xây gạch không bảo đảm. Hiện, ngoài những lỗi như thấm nước, nứt tường… chúng tôi yêu cầu bên thi công đưa bồn nước ra phía ngoài nhà, vì gác bồn nước lên xà gồ có thể lâu dài sẽ không an toàn, còn trước mắt nếu nước tràn bồn cũng có thể gây nguy hiểm cho các cháu.

Còn ở xã Mai Sơn, không còn cách nào khác, lãnh đạo Trường Tiểu học Mai Sơn phải đồng ý để học sinh vào học ở trường mới, vì không thể học nhờ mãi được. Thầy Đào Văn Hải, Hiệu trưởng nhà trường lo lắng: “Tường nứt nẻ nhiều nơi, nhất là các góc. Dẫu đơn vị thi công đã dùng một loại keo, bả gì đó để trám vào rồi sơn lại, nhưng tôi vẫn cảm thấy không bền vững. Và nhất là nền nhà, vừa thi công xong đã có hiện tượng sụt lún”.

Tại điểm trường Huồi Xá, thầy Hải gay gắt: “Họ dùng loại gạch kém chất lượng, không có xuất xứ để xây. Tôi phát hiện ra và báo cáo ngay với xã và huyện để đình chỉ thi công. Rất may là huyện đã kịp thời yêu cầu loại 12.000 viên gạch này ra khỏi công trình. Nhưng rất tiếc là, cũng với loại gạch đó, đơn vị thi công đã sử dụng để xây ở điểm trường chính”. 

Xin dẫn lời của một người dân để thấy sự lo ngại về chất lượng các công trình là chính đáng: “Đây là công trình dành cho học sinh miền núi, liên quan đến an toàn tính mạng của trẻ, lẽ ra nó phải được ưu tiên XD với chất lượng tốt nhất, đẹp nhất mới phải”.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!